Tại sao không khi chúng ta bàn về sử Đàng Trong ? Cá nhân mình cảm thấy, hiện giờ không có một nhà nghiên cứu Việt Nam nào xứng đáng ...
Tại sao không khi chúng ta bàn về sử Đàng Trong ?
Cá nhân mình cảm thấy, hiện giờ không có một nhà nghiên cứu Việt Nam nào xứng đáng để được gọi là một sử gia chuyên nghiệp về Đàng Trong cả. Có thể do vì chế độ Cộng Sản không cho xuất bản những tác phẩm nghiên cứu sâu về Đàng Trong, hay cũng có thể các tiến sĩ Việt Nam ngày nay không đủ trình độ chuyên môn lẫn tiền bạc để theo đuổi sâu về chủ đề Đàng Trong.
Một ví dụ mà chúng ta cần tìm hiểu về lịch sử Đàng Trong, đó là tại sao trong buổi quốc sơ thời Chúa Sãi, triều đình lại cho ra những chức tước với cách đọc thật khác người (ví dụ ty Tướng Thần Lại chẳng hạn). Yes, có thể chúng ta đã có thầy Liam Kelly giải thích các chức tước ấy dịch sang Anh ngữ là như thế nào (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2516893971894883), nhưng vấn đề là chúng ta cần hiểu điều gì đã đưa đến thời quốc sơ Đàng Trong, các chức tước lại cần phải đổi ra như thế ? Ví dụ các chức tước này đổi để làm gì, trong khi đó vào giai đoạn này, chúa Nguyễn đang tứ đầu thọ địch ?
Hay ví dụ chúng ta biết về hệ thống chính trị Mandala của các vương triều có ảnh hưởng Ấn Giáo tại Đông Nam Á, vậy tại sao triều đình Đàng Trong, một triều đình đã áp dụng rất nhiều mô hình văn hóa từ Chiêm Thành, lại không thể có một thể chế Mandala như thế bạn nhỉ ? Một ví dụ là có đúng là mối quan hệ chính trị giữa triều đình Đàng Trong và các tiểu quốc xung quanh là thần phục phiên triều (tributary system) như mối quan hệ Thiên triều và An Nam không ? Ví dụ như thời Võ Vương Nguyễn Phước Khoát, ngài đã xưng là Thiên Vương với các tiểu quốc xung quanh, mà chả phải Thiên Vương là một dạng devarajas trong hệ thống Mandala đó sao ? Và trong triều đình Đàng Trong, không phải là đã có tứ trụ triều đình xoay quanh vị quốc vương, chính là mô hình của Mandala đó sao ?
Và không phải là trong mô hình chính trị Mandala, biên giới giữa các quốc gia hoàn toàn không rõ ràng, và các quốc gia có thể hôm nay liên minh với hệ thống mandala này, ngày mai lại qua hệ thống mandala khác, đó không phải là trường hợp của vương quốc Cao Miên lúc thì thần phục Xiêm La, khi thì lại qua Đàng Trong đó sao ?
Và khi chúng ta nhìn tấm hình người đàn ông Đàng Trong cạo tóc ở giữa đầu như trong hình bộ Boxer, thì chắc là chúng ta có thể liên tưởng đến văn hóa người Nhật đàn ông cũng cạo tóc như thế ? Có khi cách thức cạo tóc như thế là đến từ việc giao thoa với văn hóa Nhật Bổn tại Hội An cũng nên ?
Những điều này, người Việt hoàn toàn có thể nghiên cứu và viết, nhất là các luận án tiến sĩ hoàn toàn có thể tập trung vào những vấn đề này. Nhưng tại sao cho đến nay vẫn còn chưa có nhỉ ?
Có phải chúng ta không có các luận án tiến sĩ như thế này, hay những quyển sách như thế này, do vì người Việt đã được dạy từ nhỏ, là họ chỉ nên nói và viết về những gì họ biết và được dạy, chứ họ không nên mạo hiểm hay bước ra khỏi cái thế giới rất nhỏ và hạn hẹp của họ không ? Có phải do người Việt được dạy là hễ ai là "thầy" họ, thì họ phải coi là thầy, như một vị thánh, chứ không coi đó chỉ là một người có trách nhiệm nâng cao kiến thức cho thế hệ sau không ?
Và cuối cùng, có phải do Việt Nam ngày nay không có một nhà nghiên cứu nào xứng đáng để được gọi là một nhà Đàng Trong học, đúng không ? Mình đã đọc vài quyển sách mà các bạn tung hô, và đánh giá là các nhà nghiên cứu mà các bạn tung hô, kiến thức về Đàng Trong của họ, trong những quyển sách mà họ viết, chả hơn mình bao nhiêu. Mà nhiều người trong họ, viết bậy rất nhiều. Kiến thức như thế này, họ đi học tiến sĩ và viết sách để làm gì ? Họ nên đi về mà học lại nhiều nữa, vì độc giả như mình mà đã đánh giá như thế, mình e rằng họ chưa đủ khả năng ra đấu với thế giới đâu, đúng không bạn ?
Có phải vì vậy mà nhiều tiến sĩ Việt Nam chỉ viết sách về Đàng Trong cho người Việt đọc, dạng như cho con nít đọc, chứ chưa có ai viết cho người độc giả Việt Nam trí thức đọc đâu, đúng không ?
Mình thèm được đọc một quyển sách về Đàng Trong được viết cho một người trí thức đọc.
Còn các Hội KHLS tỉnh, thì mình xin miễn bàn, có cả ông giám đốc bảo tàng tỉnh Bình Định đọc một tấm bản đồ dễ như thế mà cũng không xong, không hiểu ông đã đủ trình độ để đọc và phê bình các bức bản đồ Đồng Khánh Địa Dư Chí và viết về trầm tích các địa danh này chưa ? Mình xưa nay cứ nghĩ giám đốc viện bảo tàng phải có kiến thức kinh hồn, hôm nay đọc xong, mình cảm thấy hình ảnh một người thầy Việt Nam, một nhà trí thức Việt Nam trong đầu óc của mình càng tuột hạng nhiều hơn nữa.
Trưa thứ Bảy tháng 7 năm 2020 @ San Jose, California
Brian
Không có nhận xét nào