Lịch sử Châu Á tóm gọn lại là có dân tộc mặc quần hai ống,có dân tộc mặc sarong Những dân tộc mặc hai ống là Tàu và Việt, hai dân tộc luôn ...
Lịch sử Châu Á tóm gọn lại là có dân tộc mặc quần hai ống,có dân tộc mặc sarong
Những dân tộc mặc hai ống là Tàu và Việt, hai dân tộc luôn sát nhau ,gần nhau và cũng thù nhau.Còn Nhựt Bổn thì có kimono cũng là dạng không mặc quần,Hàn nam cũng mặc quần hai ống
Người đàn bà Việt ở mé Bắc ngày xưa mặc váy,đàn ông mặc quần hai ống ,trong khi đó Đàn Trong nam nữ hai ống hết ,tới thời vua Minh Mạng ông cố ép đàn bà Bắc mặc quần hai ống
Phải nói rõ,dân tộc nào mặc quần hai ống là dân tộc văn minh,kỹ thuật dệt vải và may quần hai ống là đỉnh cao .Thành ra dân tộc hai ống nhìn vào dân tộc một ống hơi ...chê,coi là kém văn minh
Những dân tộc quấn vải lên người,lấy vải quấn làm sarong đều dính tới văn hóa Ấn Độ ,người đàn ông Ấn quấn sarong,Indonesia,Mã Lai,Cam Bốt,Thái Lan,Lào,Myanmar ,Tích Lan đều quấn sarong
Người Chàm xưa nam cũng quấn sarong
Sarong là đồ của xứ nóng nực
Sarong có hàng chục loại,thực chất là hàng chục cách quấn.Đừng tưởng đàn ông xứ sarong ra trận sẽ quấn sarong kiểu thường,họ quấn ống lên buộc chính giữa như cái quần hai ống vậy,đó là cơ động trong chiến tranh
Đức Phật cũng quấn sarong,ngày nay trong y của các tăng ni Nam Tông có y dưới, y trong,nó là sarong ,trên quấn miếng vải .Lưu ý là quấn thôi nha,cấm mặc quần xì líp bên trong
Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, thì thật là một thử thách lớn cho Tăng Già. Làm sao chiếc y Phật truyền vẫn giữ nguyên bản sắc của nó, đồng thời có thể thích ứng với nhãn quan phong tục của người bản xứ?
Chư Tăng Ấn chỉ quấn xà rông trong khi đó người Hoa xưa mặc quần dài hai ống .
Chư Tăng Ấn đắp y để lộ vai bên phải; trong khi ở Tàu khí hậu rất lạnh, hơn nữa nếu các Sư Cô mà để lộ thân thể ra thì thật trái với thuần phong mỹ tục
Thành ra Phật giáo Tàu đã tiếp thu phục trang áo bào, quần dài, giầy vải ,không bận sarong
Ngày nay sarong chỉ còn ở Ấn Độ,Bangladesh ,Myanmar .Đàn ông Thái Lan,Lào,Cam Bốt, Mã Lai đã bỏ nó từ lâu rồi.
Ở vài nước sarong chỉ còn trong lễ hội.
Nguyễn Gia Việt
Không có nhận xét nào