Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỘT VÍ DỤ MÀ MÌNH NGHĨ THẦY TS HÀ HỮU NGA CŨNG ĐÃ DỊCH SAI TRONG DỊCH PHẨM NHÌN LẠI LỊCH SỬ PHÙ NAM

Một ví dụ mà mình nghĩ thầy TS Hà Hữu Nga cũng đã dịch sai trong dịch phẩm Nhìn lại lịch sử Phù Nam Ví dụ đoạn văn Anh ngữ này "T...

Một ví dụ mà mình nghĩ thầy TS Hà Hữu Nga cũng đã dịch sai trong dịch phẩm Nhìn lại lịch sử Phù Nam

Ví dụ đoạn văn Anh ngữ này "This represented what Coedès called the "First Hinduization". Thereafter the Funan of Coedès continued as an important coastal polity, the details of which are known from Chinese accounts, through several local rulers, an usurper from India, a second Kaundinya, also from India, and in Coedès' words the bearer of a "second hinduization", until in the late 6th or early 7th century Funan was overthrown by its vassal Chenla moving down from the North, and, in some interpretations, though not explicitly in that of Coedès, the vehicle of the Khmer against non-Khmer Funan.".
Một ví dụ mà mình nghĩ thầy TS Hà Hữu Nga cũng đã dịch sai trong dịch phẩm Nhìn lại lịch sử Phù Nam
Thầy TS Hà Hữu Nga đã dịch như thế này "Tích truyện này thể hiện cái mà Coedès gọi là cuộc “Ấn Độ hóa Đầu tiên”. Sau đó Phù Nam của Coedès tiếp tục phát triển như một chính thể ven biển quan trọng, mà các chi tiết về chính thể này được biết tới nhờ các văn liệu Trung Quốc, thông qua một số thủ lĩnh địa phương mà một kẻ tiếm quyền Ấn Độ, một Kaundinya thứ hai, cũng từ Ấn Độ và theo Coedès thì là người đem lại một cuộc “Ấn Độ hóa lần hai”, cho đến cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 7 thì Phù Nam đã bị nước chư hầu của mình là Chân Lạp ở phía bắc đánh bại, và theo một số giải thích, mặc dù không rõ ràng theo cách của Coedès thì cỗ chiến xa của người Khmer đã bắt đầu chống lại nước Phù Nam phi-Khmer".

Nhưng rõ ràng:

1. Ở câu Anh ngữ "until in the late 6th or early 7th century Funan was overthrown by its vassal Chenla moving down from the North", overthown ở đây là "lật đổ" chứ chưa bao giờ là "đánh bại" như thầy TS Hà Hữu Nga dịch cả.  Lật đổ là dẹp luôn một triều đại, rất khác với đánh bại một triều đại, đúng không bạn ? 

2. Và chính vì câu Anh ngữ trên cho chúng ta biết là Chân Lạp lật đổ Phù Nam, nên ở câu Anh ngữ cuối cùng "the vehicle of the Khmer against non-Khmer Funan", nó chưa bao giờ là "thì cỗ chiến xa của người Khmer đã bắt đầu chống lại nước Phù Nam phi-Khmer" như thầy TS Hà Hữu Nga đã dịch cả.  Mà đáng ra, câu văn ấy cần được dịch là "[thì kết quả của việc lật đổ triều đại Phù Nam này là một] phương tiện [dùng để] biểu lộ tư tưởng của người Khmer chống lại (một nước) Phù Nam phi-Khmer".

Như vậy chữ vehicle ở đây, theo mình, nên được hiểu là "a way of achieving something" chứ không là "a reason to begin something", và chính do vì câu Anh ngữ trước là "lật đổ", nên câu Anh ngữ sau cần là "phương tiện [dùng để] biểu lộ tư tưởng", chứ không là "cỗ chiến xa gì cả".  

Bởi vì đã lật đổ rồi, thì còn gì mà "thì cỗ chiến xa của người Khmer đã bắt đầu chống lại nước Phù Nam phi-Khmer" nữa bạn ? Chân Lạp đã dẹp Phù Nam rồi thì còn gì mà "thì cỗ chiến xa của người Khmer đã bắt đầu chống lại nước Phù Nam phi-Khmer" nữa ? 

Mà nếu bạn đọc sử, thì bạn biết Chân Lạp đã tấn công Phù Nam trước đó rồi, và đỉnh điểm của cuộc xung đột Chân Lạp Phù Nam chính là sự kiện lật đổ triều đại Phù Nam này của người Chân Lạp.

Như vậy thầy TS Hà Hữu Nga khi dịch đoạn này, đã dịch sai luôn ý của thầy Vickery rồi đó bạn.

Nếu bạn thuộc hạng độc giả "tiếng Việt đẹp lắm", "miễn đọc đại khái hiểu là được" thì mình nghĩ bạn không có gì cần phải biết về dịch thuật chuẩn xác, vì bạn có đọc bao nhiêu sách, cũng chỉ như nước chảy đầu vịt, bạn chỉ có kiến thức chung chung, đại khái, bạn chả giúp gì được cho mình trong việc nâng cao kiến thức đâu.

Còn nếu bạn cũng muốn được đọc câu dịch thuật chuẩn xác và quan tâm tới bài viết, bạn nên để ý đoạn văn này nha.

Vậy trong trường hợp này, mình cho là thầy TS Hà Hữu Nga đã hiểu sai ý thầy Vickery khi thầy Vickery viết chữ vehicle này. Mà câu hiểu sai này, thì khá là quan trọng, vì thầy Vickery cho là trận thắng (cuối cùng) này của Chân Lạp, là biểu tượng cho tinh thần của người Khmer muốn đánh đuổi một nước Phù Nam phi Khmer, chứ không hề liên quan gì tới việc "cỗ chiến xa của người Khmer đã bắt đầu chống lại nước Phù Nam phi-Khmer" như thầy Nga đã dịch cả.

Và cả đoạn văn Anh ngữ trên, mình dịch lại là "Tích truyện này thể hiện cái mà Coedès gọi là cuộc “Ấn hóa đầu tiên”. Sau đó Phù Nam của Coedès đã tiếp tục phát triển như một chính thể duyên hải quan trọng, mà các chi tiết về chính thể này được biết tới nhờ vào các văn liệu Trung Quốc, thông qua (các câu chuyện về) một số nhà cai trị địa phương, một kẻ tiếm ngôi người Ấn độ, một Kaundinya thứ hai, cũng từ Ấn Độ và theo Coedès thì là người đem lại một cuộc “Ấn hóa lần hai”, cho đến cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 7 thì Phù Nam đã bị nước chư hầu của mình là Chân Lạp ở phía bắc đang di chuyển xuống phía nam lật đổ, và theo một số cách giải thích, mặc dù chúng không rõ ràng như theo cách (giải thích) của Coedès, [thì kết quả của việc lật đổ triều đại Phù Nam này là một] phương tiện [dùng để] biểu lộ tư tưởng của người Khmer chống lại (một nước) Phù Nam phi-Khmer."

Vậy bạn nên để ý nha.  Dịch phẩm này dài lắm, tới 45 trang lận đó bạn. 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào