Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THỬ GIẢI MÃ LẠI ĐỊA DANH THỦ THỪA TỈNH LONG AN

Thử giải mã lại địa danh Thủ Thừa tỉnh Long An Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam (trong đó có cả thầy Lê Công Lý), thì địa danh Thủ Thừa có t...

Thử giải mã lại địa danh Thủ Thừa tỉnh Long An

Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam (trong đó có cả thầy Lê Công Lý), thì địa danh Thủ Thừa có thể là từ nhơn vật Mai Tự Thừa nào đó.

Bạn xem bài viết của thầy Lý tại đây >> https://elearning.tdmu.edu.vn/elearning-ebook/T%E1%BA%A1p%20Ch%C3%AD%20S%E1%BB%91%20Ho%C3%A1/9.%20Co%20hay%20khong%20nhan%20vat%20thu%20khoa%20Thua.pdf

Và bạn xem bài viết của tác giả Anh Quân nào đó tại đây >> http://thuvienso.thuvienquangninh.org.vn/doc/tap-chi-xua-va-nay-so-343-11-2009-416832.html
Thử giải mã lại địa danh Thủ Thừa tỉnh Long An


Có các điều sau đây bạn cần để ý:

1. Cả 2 bài viết trên đều dựa vào một tờ phúc bẩm của hương chức làng Vĩnh Phong vào năm 1915 về cái tên Thủ Thừa là từ đâu ra.  Nhưng đáng tiếc là tờ phúc bẩm này, cũng như nhiều tờ sắc phong của các ngôi đền thần ở miền Nam, chả ai biết là đồ giả hay thiệt, vì chưa hề có ai đó kiểm chứng đúng sai ra sao cả.  Nhưng bạn để ý, là trong cả 2 bài viết của thầy Lý và tác giả Anh Quân, những điều kỳ lạ sau đây về nội dung tờ phúc bẩm không hề được giải thích:

a. Nếu đúng là có nhơn vật Thủ Thừa đi theo ngụy Khôi chống triều đình, để rồi tài sản bị tịch thâu, vợ con bị bắt đi khổ sai, làm cho đến cả tên làng phải bị thay đổi, thế thì làm sao mà cái tên "chợ Thủ Thừa" vẫn còn được cho phép dùng cho suốt từ sau vụ ngụy Khôi cho tới năm 1915 lúc tờ phúc bẩm này "được viết" ? 

b. Và đã có trường hợp nào mà ai đó đi theo giặc làm phản mà tài sản bị tịch thâu, tên làng bị thay đổi, mà tên người đó vẫn còn được dùng như thường lệ thời Nguyễn không ? 

2. Và nếu ta đọc luôn câu đối đình Vĩnh Phong "Thủ tước Bắc triều Hàn học viện, Thừa khai Nam địa Tuấn điền hương" thì lại càng thấy kỳ quặc hơn nữa.  Kỳ quặc tại vì sao ? Vì người miền Nam mình thường gọi triều đình Huế là cựu trào chứ làm gì có Bắc triều ? Và dĩ nhiên, như hai tác giả đã đưa ra, chả có "Thủ Khoa" Thừa nào được tìm thấy trong bộ Quốc triều Hương Khoa Lục cả, nên làm gì có vụ Hàn lâm viện và chức Điền Tuấn nào đó trong này ? Có chăng là có thể các cụ trong làng "tự sướng" mà đẻ ra câu đối cho làng vẻ vang như thế thì có.

3. Và dĩ nhiên khi chúng ta bàn về chữ Thủ, có đúng là chữ Thủ trong địa danh Thủ Thừa này là nhằm chỉ cho chức Thủ ngự (phòng thủ / phòng ngự) 守禦 không ? Thì xin thưa với bạn, chúng ta chưa hề có văn bản Hán Nôm nào để khẳng định Thủ trong các địa danh hai chữ quen thuộc tại đất Gia Định xưa như Thủ Đức 首德 hay Thủ Thiêm 首添 lẫn Thủ Đoàn 首團 là chữ Thủ 守 trong chức Thủ Ngự cả.  Nhưng trong bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí còn viết rất rõ có một người tên là Thủ Huồng 首弘, một người giàu có, "kết bè tre rồi làm nhà trên bè đó, trong nhà sắm thức ăn để cấp giúp cho khách đường qua lại, vì vậy nên gọi là Nhà Bè." (Hoàng Việt, quyển Bảy 45b).  Như vậy chữ Thủ 首 trong Thủ Huồng 首弘 ở đây có lẽ là từ Hán ngữ Thủ phú 首富 tức là một người giàu có nhất trong vùng.  Chúng ta chưa hề có chứng cớ nào trong văn bản Hán Nôm khẳng định là có nhơn vật có chức danh Thủ Ngự nào mà lại được đặt tên địa danh là Thủ 守 + Tên cả, nhưng chúng ta có bộ Hoàng Việt ghi rõ người giàu có nhất vùng được gọi là Thủ 首 + tên như Thủ Huồng.  Vậy không có lý do gì mà chúng ta có thể cho rằng có nhơn vật Thủ Thừa nào đó có chức Thủ Ngự cả, vì xem ra Thủ trong Thủ Thừa, cũng như nhiều địa danh hai chữ Thủ + tên cả, là chỉ dùng để chỉ cho một người giàu có Thủ phú 首富 trong vùng, chứ không liên quan gì đến Thủ trong chức Thủ ngự (phòng thủ / phòng ngự) 守禦 nào cả.

Và cũng nhơn đây, theo luôn bộ Hoàng Việt, thì tên con kênh Thủ Đoàn là 首團.  Như vậy theo như cách viết Thủ Huồng 首弘, thì tên Thủ Đoàn ở đây là tên địa danh lấy từ tên một nhơn vật Thủ Đoàn nào đó giàu có trong vùng, chứ không là một nơi thủ sở 守所 như thầy Lý đã phân tích.

4. Vậy cái tên Thủ Thừa thật ra là từ đâu ra ? Thì mình đọc bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí Quyển Hai, thấy có ghi "... Đi lên phía trên 1.405 tầm đèn kênh Thủ Đoàn. Từ kênh này mà đi 2.542 tầm đến rạch Bô Bô. [60b] Từ rạch này đi 2.913 tầm thì thông với rạch Ba Ròn, lại từ rạch Bô Bô đi 146 tầm đến chợ Bô Bô. 2.074 tầm chảy ra sông lớn Vũng Cù, tên là kênh Tà Cú, 9.987 tầm đến thủ sở đạo Sông Đập, lệ đặt lính ở thủ này là 1 đội 3 thuyền. Lại đi 100 tầm đến cửa Sông Đập, theo cửa này đi vào thì đến thủ sở đạo Quang Phục, lộ đặt lính ở đây là một đội để trông coi đường bộ.".

Bạn để ý địa danh Sông Đập trong câu trên.  Vậy Sông Đập được viết Nôm trong bộ Hoàng Việt ra sao ? Thì đây Sông Đạp 滝涾 (bạn lưu ý đọc Đạp chứ không phải Đập).  Nếu bạn chịu khó tra Hán ngữ, thì chữ 涾 này trong Hán ngữ đọc là Đạp có ý nghĩa là "Nước tràn đầy".  Như vậy, rất có thể, là người ta đã hoán chuyển tên Nôm nguyên gốc Đạp 涾 (tức nước tràn đầy) thành ra tên Nôm Thừa 餘  (tức thừa nước) (Hán ngữ đọc là Dư 餘).  Vậy cái tên Thủ Thừa có lẽ là do từ tên thủ sở sông Đạp bị chuyển qua thành ra là thủ sở sông Thừa chăng ? Và một lần nữa, là các quan triều đình nếu có viết, thì họ thay vì viết chữ Nôm Thừa 餘, thì họ dùng chữ Hán Thừa 承, để rồi đến cuối thế kỷ XIX, các cụ làng nơi đó đã "ngụy tạo" ra luôn cái lai lịch Mai Tự Thừa nào đó rồi cho khắc luôn cả cặp câu đối kỳ quặc trên.

Và bạn để ý luôn, là nếu đúng như tác giả Anh Quân viết là "Chữ Thủ trong địa danh Thủ Thừa được viết trên công văn giấy tờ bằng chữ Hán có nghĩa là giữ (Brian chú 守) chứ không phải là đứng đầu (Brian chú 首) như nghĩa chữ Thủ trong từ Thủ Khoa", thì giả thuyết tên địa danh Thủ Thừa 守餘 đến từ thủ sở sông Đạp 滝涾守所 còn mạnh hơn nữa, vì bộ Hoàng Việt rõ ràng có viết về một thủ sở ở Sông Đạp, chứ không hề có viết về một nhơn vật giàu có Thủ phú 首富 nào có tên Thừa cả.

Vậy, có thể, tên Thủ Thừa là một cái tên được biết đến sau này, nhưng nó là một cái tên lấy từ một thủ sở ở Sông Đạp 滝涾守所 xưa lắm, được nói ngắn gọn lại theo Nôm là Thủ Thừa 守餘 để chỉ cả một vùng đất này, rồi sau này, khi vào tay các quan triều đình ham Hán học thì lại thành ra là 守承, và thế là các cụ làng ta có dịp đẻ ra thuyết Mai Tự Thừa nào đó cho làng ấy được thêm vẻ vang chăng ?

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian 

Không có nhận xét nào