Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng gần 100 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một tron...
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng gần 100 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.
Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.
Duyên Hải:
Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.
Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.
Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác, Việt Nam không phải là kém.
Bề dầy văn hoá :
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có lịch sử hàng nghìn năm với chiều sâu bè văn hoá, đi kèm với nó là lòng ái quốc của những con người chịu thương chịu khó hay lam hay làm.
Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa…
1. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.
2. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
3. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
4. Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
5. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
6. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.
7. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Việt Nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác?
Nói về sự phát triển của một quốc gia, từ cổ chí kim, từ đông sang tây người ta luôn gắn liền với công - tội của người đứng đầu, của nhà nước cai trị trong giai đoạn đó chứ không ai đi đổ lỗi cho " đám quần chúng ". Thế kỷ 12-13-14 Việt Nam thịnh vượng thì người ta khen triều Lý triều Trần với những vị vua lỗi lạc. Thời cuối của triều Lê Trung Hưng loạn lạc đói kém người ra mắng vua Lê yếu kém để các chúa cát cứ mỗi vùng tranh quyền lợi chứ không ai chửi nhân dân lười lao động.
Nhiều người cứ nhìn vào sự phát triển của ngày nay so với 20-30 năm trước rồi nói đó là sự phát triển vượt bậc, là nhờ ơn đảng ơn nhà nước, nhưng nói sự phát triển là phải so sánh với những quốc gia trong khu vực và có cùng xuất phát điểm mới là chính xác nhất.
Với những chỉ số tiềm năng chúng ta thuộc nhóm đứng đầu còn sự phát triển thì lại nằm ở nhóm cuối bảng, thì đảng và nhà nước có công hay có tội ?
Bài viết em có sử dụng một số dữ liệu từ một bài viết không rõ nguồn ở trên mạng.
Thanh Mai
Không có nhận xét nào