ĐÁNG TỐI CAO TRIẾT HỌC Người ta nói tới triết học với tư cách là những chất vấn suy niệm của những con người cụ thể, tức tư tưởng, cái tồn t...
ĐÁNG TỐI CAO TRIẾT HỌC
Người ta nói tới triết học với tư cách là những chất vấn suy niệm của những con người cụ thể, tức tư tưởng, cái tồn tại trong tâm trí họ về sự tồn tại của vạn vật và chính họ, về thế giới phi vật chất (tinh thần, ý thức).
Thế giới phi vật chất cũng là một vấn đề triết học và nó cũng khách quan như thế giới vật chất vậy, nó tồn tại không phải chỉ là ý niệm do con người đặt ra, mà Hegel cho rằng nó thuộc về Thượng đế. Và những người kiểu Marxist Leninist thì cho rằng đó là chủ nghĩa duy tâm. John Locke, một nhà tư tưởng khai sáng quan trọng đặt nền tảng cho thuyết tam quyền phân lập (mà sau đó Montesquieu kế thừa xuất sắc) đã nói về “quyền sở hữu” dưới góc độc là “quyền được ban tặng bởi Thượng đế”, quyền tự nhiên và không thể bị xâm phạm bởi bất kỳ chủ thể nào.
Ngay cả Spinoza, một người bị coi như kẻ vô thần và được xem là “hoàng tử triết học” cũng luôn đề cập tới sự tồn tại của Đáng Tối cao, đấng tạo ra vũ trụ mà loài người quẩn quanh để nhận thức nó. Nếu không có Đấng Tối cao, thế giới khách quan mà những người Marxist gọi là thế giới vật chất này từ đâu mà có thể hình thành được?
Nói về những kẻ vô thần thì những triết gia theo trường phái hiện sinh chủ nghĩa như Nietzsche là chống lại kịch liệt thuyết hữu thần, Thượng đế kiểu như chỉ là một trò đùa của tâm trí, và vì thế ông nổi tiếng với câu nói “Chúa đã chết như một sự khẳng định cho hệ thống quan điểm của mình. Nhưng như nhà toán học Ramanujan đã nói, Chúa đặt vào đầu tôi những công thức khi ngủ. Còn Einstein thừa nhận, càng làm khoa học, càng tin rằng Thượng đế tồn tại.
Quay trở lại câu chuyện về thành lập Hội triết học An Nam. Sự bao trùm triết học Marx Lenin đã làm cho nó trở thành độc tôn và phủ nhận toàn bộ các trường phát triết học trên thế giới - nó là độc tôn và duy nhất về chân lý, thứ chân ý tuyệt đối giải thích sự vận hành khách quan của thế giới, nhưng chính nó cũng không thể giải thích được sự tồn tại (khởi lập) của thế giới ấy (ra sao và như thế nào). Và bản thân thứ triết học độc đoán ấy làm cho nó mất đi vai trò triết học của nó.
Sự tư duy đọc lập (nghi ngờ, nên tư duy, tư duy nên tồn tại - Descartes) chính là cơ sở đầu tiên và quan trọng của triết học, nó không xem các trường phái triết học là một vấn đề chân lý, nó coi triết học chính là hợp đề có tính triết học để đi vào các vấn đề triết học. Nếu thế giới này không còn gì để giải quyết nữa, vì triết học Marx Lenin đã làm bá chủ toàn bộ thế giới tinh thần và ý niệm, thì bản thân cái triết học ấy đã chính thức chấm dứt sự vận động của thế giới mà nó phỏng đoán.
Chính Marx, một con người công phá tôn giáo mãnh liệt và không khoan nhượng, coi nhẹ đời sống tinh thần, nhưng chính ông ta lại là người thờ quỷ Satan, một cách lén lút và đầy đau khổ. Chúa luôn có cách hành động một cách bí ẩn, đó là lý do cho sự vượt lên về trí tuệ của con người. Vì như trường phái tiên nghiệm là một minh chứng cho thế giới tinh thần quan trọng tới nhường nào.
Hơn nữa, thế giới này không còn theo cách nhị nguyên tâm trí - cơ thể. Khi mà thuyết về linh hồn là một gợi mở cho con người, linh hồn là một dạng lượng tử mang thông tin và nó có thể tồn tại mà không cần cơ thể. Nhưng rồi ta lại quay về một vấn đề triết học quan trọng, linh hồn do Thượng đế thổi sinh khí của mình vào cục đất mà Ngài đã nặn thành hình người. Và rồi Thượng đế lại có chỗ cho sức mạnh của mình.
Hội triết học An Nam, ngoài tư tưởng thống lĩnh của Đảng ra, họ đã đánh mất thế giới tâm trí của mình, họ đã chẳng thể còn là một con người đúng nghĩa, nói gì tới tư cách một “triết gia”.
Trần Đức Thảo cũng khốn đốn vì trái ý Đảng, mặc dù ông cũng từng là một người rất tin và theo Đảng, cũng yêu thích tư tưởng cộng sản nhưng rồi một phút chốc ông quay ra chống lại nó, chủ nghĩa cộng sản vì như ông nhận định, nó đánh mất hướng tính của con người và rồi mù quánh trước thế giới vật chất bên ngoài.
Có một triết gia nữa mà chắc ít người biết, là Phạm Công Thiện, triết gia “điên” bị loại bỏ này cũng vì sự nghiệp triết học không theo đường lối và sự ép buộc chính trị. Dù vậy, Phạm Công Thiện là một bế tắc triết học khi ông quá luẩn quẩn với các ý niệm không có lối thoát ra của tư tưởng. Ông đi vào sự đề cao Phật giáo với vai trò là một cách tính của sự đạt tới, nó là một nguyên tính không có ý niệm để diễn ngôn.
Và rồi lại quay về câu chuyện Hội triết học An Nam, họ lập ra để bàn thảo các vấn đề gì về triết học nữa, khi mà triết học Marx Lenin đã là đỉnh cao của mọi đỉnh cao triết học rồi? Nó phủ nhận tính (Đấng) tối cao của tinh thần duy tâm, nhưng rồi, chính nó, với vai trò triết học duy lý khách quan, lại khẳng định tính tối cao của mình?
Lê Luân
Không có nhận xét nào