CÁC NHÂN TỐ NỀN TẢNG CỦA CON NGƯỜI Lựa chọn nhân sự với bốn điều kiện: - Lấy Đức làm gốc. - Lấy Pháp làm nền tảng. - Lấy Mỹ làm trọng. - Lấy...
CÁC NHÂN TỐ NỀN TẢNG CỦA CON NGƯỜI
Lựa chọn nhân sự với bốn điều kiện:
- Lấy Đức làm gốc.
- Lấy Pháp làm nền tảng.
- Lấy Mỹ làm trọng.
- Lấy Ý làm định hướng.
Ở đây, Đức là Đức hạnh (đạo đức, Ethic). Pháp là pháp luật (rule of law). Mỹ tức là cái đẹp, thiện, nghệ thuật, (Aesthetic). Ý ở đây là ý nguyện, ý chí của dân (Volition of People).
Nếu chỉ quan tâm tới Đức mà không có Pháp thì đạo đức trở nên mục ruỗng, lung lay và sụp đổ. Nếu Đức mà không có Mỹ thì trở thành thô kệch và làm suy giảm thiện cảm. Nếu Đức mà không có Ý, tức không làm chủ được những ham muốn của mình khi không coi trọng nhân dân trong hành động và các suy tính chính trị, không có đạo đức nào có thể tránh được khỏi sự suy đồi tự trong nội tại của nó.
Thời của Đức trị là thời của thần quyền, là một chủ thuyết của Khổng Tử, khi mà Vua trở thành biểu tượng nhân danh và kế thừa sức mạnh của Thần (Trời). Dân chúng không coi pháp là trọng mà coi đức (phẩm hạnh) của Vua là một gương chiếu để noi theo, vì đó là một biểu tượng trị vì đầy uy nghiêm và dũng mãnh.
Đức trở thành điểm tựa khi thần quyền là cơ sở của sự thống trị xã hội. Nhưng đức này là đức của Vua mà không phải đức thuộc về với tư cách và phạm trù cá nhân. Không Tử cũng coi trọng tới âm nhạc (lễ) để làm cho phong phú đời sống. Lão Tử đặt nền móng cho nghệ thuật chính trị là “làm càng ít càng tốt” và “làm xong thì rút lui về mà không cầu ai biết” (vô vi - làm mà như không làm). Và mọi việc phải thuận theo lẽ tự nhiên, nó là Đạo. Đức cũng phải tuân theo Đạo mà thành. Sự hoà hợp (cân bằng) là một yêu cầu của các yêu cầu.
Mạnh Tử cũng bàn nhiều tới Đức, và coi mọi người sinh ra đều thiện, trong khi Tuân Tử coi ngược lại, mọi người sinh ra đã ác. Và Platon coi linh hồn gồm thiện (lý tính) và ác (phi lý tính), nên ông coi việc giáo dục trở nên quan trọng để tạo ra những công dân có phẩm giá và đức hạnh, nhưng với đức là đức của linh hồn lý tính và dần thoát ra khỏi cái thân xác như là ngôi mộ trú ngụ tạm thời của linh hồn. Aristotle coi đức hạnh là kết quả của sự suy luận chính xác, tức sự nhận thức là quan trọng tiên quyết. Lối sống khắc kỷ (Zeno cũng như Aurelius) cũng được Aristotle tán thành một phần, nhưng không nên quá mức vì nó dễ gây ra sự biển lận.
Thời của pháp trị, ở phương Đông xuất phát từ Hàn Phi Tử, một người quá trọng pháp tới mức khốc hại vì luật này là luật của giới cầm quyền nhân danh Trời đất mà đặt ra để cai quản dân chúng với tư cách con dân (thảo dân). Và Machiavelli thì cũng không coi đạo đức là một điều quan trọng hay có mối liên hệ với sức mạnh của một Quân vương - hành pháp dựa trên thủ thuật và sự đàn áp không bàn tới tính hợp pháp của kẻ nắm quyền hành.
Tuy nhiên, Đức ấy, không chỉ là đạo đức trống rỗng, nó thường có một đức tin làm cơ sở để có thể tồn tại được. Đức tin, thường có một thiên hướng của tôn giáo, nơi mà tinh thần được cứu vớt và thanh tẩy bởi một đấng tối cao, nó ngăn chặn con người khỏi những suy nghĩ tội lỗi trước khi nó thực sự biến thành các hành động tội lỗi trên thực tế. Mà, ngay như một nhà cách mạng vô thần đã nói, dù ông ta là một kẻ vô thần nhưng ông ta thật cảm thấy sợ hãi sống trong một xã hội vô thần.
Nên nhớ rằng, chủ nghĩa duy vật phủ nhận tuyệt đối tính duy tâm dưới mọi góc độ. Mọi ý niệm tinh thần của con người đều là phản ánh của thế giới khách quan bên ngoài vào trong não bộ thông qua các giác quan mà thành. Và ở đó không có chỗ cho Thượng đế hay Đấng tối cao nào có thể tồn tại, ngoại trừ tính tối cao của tính duy vật có tính của nó. Và điều này có nghĩa, linh hồn chỉ là một khái niệm triết học không có hình thù và cũng chẳng có ý nghĩa cho các bàn luận, mà không có linh hồn thì không thể có Đức, mà vô thần thì nghĩa là không có Đạo - nó cho thấy Đạo Đức là một phẩm chất tính hoàn toàn vô nghĩa với chủ nghĩa vô thần đề cao sự quyết định bởi đối tượng hữu thể tính.
Hơn nữa, người cộng sản không chỉ vô thần, mà còn duy tôn chủ nghĩa tập thể. Nó, về cơ ban, đã xoá bỏ cái bản thể tự nhiên của con người về mặt cá nhân, vì vậy, các truy vấn về đạo đức đơn thuần đến từ (đòi hỏi bởi) những kẻ ngoài cuộc và việc đáp ứng thoả mãn chúng trở thành tiêu chuẩn đạo đức, thay vì nó phải suy xét thấu đáo dựa trên tương quan của hành động có tính nội tại. Và xét cho cùng, với chính các thuyết giáo duy vật, nó khẳng định tính khách quan tự thân của tự nhiên, cũng có thể cho thấy, người cộng sản đã không tôn trọng các quy luật tự nhiên (khách quan) của con người là sự đa dạng tư tưởng và đa nguyên chính trị, và từ đó, là sự phong phú của đạo đức cá nhân.
Không cho con người có phẩm hạnh cá nhân, không cho con người có tư tưởng và độc lập chính trị, không đứng trên sự xác tín đức tin của linh hồn, làm gì có kẻ nào có đạo đức để tuyển nhiệm?
Lê Luân
Không có nhận xét nào