Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LỜI ĂN LỖ CHỊU, SAO PHẢI BÊNH VỰC NHÀ XUẤT BẢN HẢ ÔNG THUYẾT?

LỜI ĂN LỖ CHỊU, SAO PHẢI BÊNH VỰC NHÀ XUẤT BẢN HẢ ÔNG THUYẾT? Chủ trương một chương trình đa dạng sách giáo khoa, chính tôi là người rất hưở...

LỜI ĂN LỖ CHỊU, SAO PHẢI BÊNH VỰC NHÀ XUẤT BẢN HẢ ÔNG THUYẾT?

Chủ trương một chương trình đa dạng sách giáo khoa, chính tôi là người rất hưởng ứng, thậm chí hưởng ứng trước các ông rất nhiều năm. Đó là cách đây gần vài chục năm tôi đã đặt vấn đề này trong một số bài viết trên Blog Chu Mộng Long. Đến khi ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, cũng cách đây đã chục năm, về trường trình bày chủ trương chính thức của Đảng về đa dạng hoá sách giáo khoa. Chính tôi, ngay tại Hội trường, sau khi nghe ông Hoàng trình bày đã đứng lên chất vấn, đúng hơn là bày tỏ nỗi lo về sự thực hiện đa dạng hoá ấy. 

Một là, đa dạng thì liệu có giao cho cá nhân hay các nhóm khác nhau được quyền làm sách, và nhà xuất bản tư nhân được quyền in sách không? Đến lượt trường học, thầy cô giáo và học sinh có được quyền lựa chọn sách để học không? Còn nếu không thì sẽ có rất nhiều hệ luỵ không lường hết được! 

Hai là, khi đã thực hiện đa dang hoá sách giáo khoa thì phải cho phép cạnh tranh bình đẳng, cái tốt tự nó loại bỏ cái xấu, cái thích hợp sẽ tự loại bỏ cái không thích hợp nhờ sự lựa chọn tự do mà tôi nói ở trên. Và hiển nhiên, phải chấp nhận lời ăn lỗ chịu, cả phía người soạn sách lẫn nhà xuất bản. Có làm được không?

Hai vẫn đề trăn trở, dự liệu trên, ông Hoàng né tránh, không trả lời được câu nào. Ông chỉ nói: "Khó lắm!" Tôi bảo: "Thấy khó thì chưa nên làm!"
LỜI ĂN LỖ CHỊU, SAO PHẢI BÊNH VỰC NHÀ XUẤT BẢN HẢ ÔNG THUYẾT?


Khi báo chí nhà nước loan tin, nhiều cán bộ sở, phòng đã ăn lương từ tiền xuất bản sách, rồi văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã trao quyền chọn sách cho UBND tỉnh, thì tôi nói ngay: Cuộc cải cách bắt đầu từ đa dạng sách giáo khoa đã nát từ trứng nước! Nát do sự cấu kết cẩu các loại con buôn nhân danh đổi mới giáo dục.

Đến đây thì ta có thể trả lời cho câu hỏi, vì sao ông Nguyễn Minh Thuyết nói thẳng tuột trên báo chí rằng, nếu sách giáo khoa không tăng giá thì các nhà xuất bản sẽ lỗ?

Vì đơn giản thế này. Chuyện lỗ lãi của các nhà xuất bản có liên quan đến lợi ích của ông Thuyết và những người làm sách. Cá nhân ông vừa làm Tổng chủ biên chương trình, lại đứng tên "Tổng chủ biên kiêm chủ biên" nhiều bộ sách khác nhau. Đá bóng cũng ông, thổi còi cũng ông, cá cược cũng ông, ông không lên tiếng đòi hỏi cho các nhà xuất bản mới là chuyện lạ!

Không phải ngẫu nhiên mà các bộ sách gần như đồng giá chứ không khác biệt nhiều để cạnh tranh.

Hệ luỵ mà tôi nói cách đây chục năm với ông Vũ Ngọc Hoàng là đây. Giá như chấp nhận lựa chọn tự do và chấp nhận cạnh tranh bình đẳng, lời ăn lỗ chịu, thì người làm sách chỉ lo chất lượng sách chứ không có chuyện phải lo bị lỗ. Làm sách chất lượng kém, không ai dùng thì đành chịu lỗ chứ than vãn nỗi gì? Còn chơi như các ông, đứng tổng chủ biên sách nhưng không bỏ tiền túi ra làm sách mà moi ngân sách, tỏ ra đa dạng nhưng lại độc quyền phân phối rồi hét giá lên trời, rồi hô lỗ để chặn họng phụ huynh mà ăn hoặc đòi dân đóng bù ngân sách thì xin lỗi, chuột cũng chơi được!

Ông là nhà chuyên môn mà không nói về chất lượng sách, lại nói to về giá cả, về sự lỗ lãi của các nhà nhà xuất bản sách thì tôi không nghi ngờ gì nữa mà nói to rằng, ông là trùm con buôn nhân danh giáo dục.

Chu Mộng Long



Không có nhận xét nào