QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI, THA HOÁ TUYỆT ĐỐI (*) Người đứng đầu Đảng Cộng sản đang tự mâu thuẫn với chính mình, khi thừa nhạna vấn đề là càn cơ ch...
Người đứng đầu Đảng Cộng sản đang tự mâu thuẫn với chính mình, khi thừa nhạna vấn đề là càn cơ chế để kiểm soát quyền lực, nhưng sau đó lại phủ nhận sự tha hoá không phải là hệ quả của vấn đề quyền lực không được kiểm soát.
Trong các vấn đề từ lịch sử cho tới hiện tại, từ hệ thống XHCN trên thế giới, vao gồm Trung Quốc, cho tới Việt Nam, vấn đề xuyên suốt gây ra các hậu quả xã hội chính là do các quốc gia đã thiết lập ở trong nó một chính thể như thế nào: độc tài (toàn trị) hay dân chủ.
Chúng ta nên nhớ, những câu nói sau đây không phải là do người dân nghĩ ra mà là những người có những chức vị cao cấp ở trung ương bất lực mà thốt ra: (i) tham nhũng chỉ có cán bộ là đảng viên thôi; (ii) tham nhũng là người có quyền chức, chống lại có khi chúng tôi chết trước (một vị chống tham nhũng trong chính phủ nhấn mạnh); (iii) chúng ta có một rừng luật nhưng xử toàn bằng luật rừng; (iiii) xử quan thắng thẩm phán hết đường thăng tiến; (iiiii) cần phải bỏ cơ chế đảng cử dân bầu.
Vấn đề mà tất cả những nhà lập pháp trên thế giới, từ cổ chí kim, quan tâm tới là làm sao thiết lập được một bản Hiến pháp (khế ước) mà ở đó chủ yếu làm một công việc hầu như là duy nhất: xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà nước (chính quyền), tức thiết lập một mô hình chính thể làm sao để các nhánh quyền lực tự kiềm chế và đối trọng lẫn nhau.
Đương nhiên, để làm được việc đó, không thể có bất cứ một tổ chức (đảng phái) nào được đứng riêng ra để được trao đặc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, vì rằng, nó chính là việc tạo nên một tổ chức có vị thế cao hơn luật pháp và thực tế là trao cho nó quyền không thể bị xâm phạm vào.
Ở tình trạng độc tôn ấy, không có cơ chế nào để kiểm soát nó, hẳn nhiên, tự nó sẽ dẫn tới tình trạng vô song về quyền lực. Điều này đơn giản như việc ban hành luật quy định sức khoẻ của các uỷ viên Bộ Chính trị (đầu não quyền lực của Đảng Cộng sản) là tối mật. Cũng như tình trạng muốn thăng quan tiến chức thì không còn con đường nào khác là phải gia nhập (vào) đảng để từ đó đi lên.
Khi còn duy giữ vị trí độc tôn quyền lực của Đảng cộng sản, không có cơ chế nào để kiểm soát nó ngoài việc phê và tự phê, tự kiểm điểm và các hình thức kỷ luật, rút kinh nghiệm sâu sắc... tất cả những vấn đề về bầu cử, tổ chức nhân sự trong hệ thống công quyền, cách thức tổ chức bộ máy, phương thức xử lý hay giải quyết các vi phạm... đều do Đảng đặt ra và thực hành - tình trạng ban hành luật (lập pháp), thực thi luật pháp (hành pháp) và bảo vệ luật pháp (tư pháp), tất thảy, đều đặt dưới sự điều khiến của Đảng.
Việc sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu chính là do hậu quả tha hoá bởi sự tập trung quyền lực cao độ vào tay Đảng cộng sản và thông qua hệ thống cảnh sát (an ninh và mật vụ) dày đặc để kiểm thúc nhân dân trong mọi mặt đời sống. Nó sụp đổ không vì thứ gì khác ngoại trừ là do chính sự không kiểm soát được quyền lực nhà nước, mà nó đã được thuyên chuyển toàn bộ cho Đảng.
Các nhà nghiên cứu Nga Xô cũng như những người am tường chính trị ở ngay chính các quốc gia XHCN ở phương Tây trước đây cũng phải thừa nhận, một cách thành thực và đau đớn, những vấn đề bất cập của hệ thống độc Đảng với quyền lực tuyệt đối, dẫn tới sự dối trá, tính thủ đoạn, các hành xử vô đạo đức và theo xu hướng bạo lực, trong đó là một vấn đề không thể tránh khỏi: vay nợ và tham nhũng - hai thứ gắn chặt như cái này vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả của cái kia.
Thưa ông Tổng bí thư Đảng cộng sản, vấn đề đơn giản của bất cứ quốc gia nào từ trước cho tới nay, đều là vấn đề đấu tranh với quyền lực của giới cầm quyền: chế độ nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ toàn trị... và trong tất cả những cuộc cách mạng đã xảy ra, không gì thoát khỏi các cuộc cách mạng được dẫn tới từ vấn đề tha hoá quyền lực của lực lượng cai trị cầm quyền làm cho sự chịu đựng của dân chúng đã hoàn toàn vượt tầm kiểm soát của mọi thứ quyền lực ngạo mạn của nhà cầm quyền.
Lê Luân
Chú thích: (*) - câu nói nổi tiếng của Lord Acton.
Không có nhận xét nào