Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THỨC TỈNH

THỨC TỈNH Trong hai tuần qua chúng ta tập trung vào các sự vụ đối nội thì quốc tế và bàn cờ Trung-Mỹ có những diễn biến dồn dập. Đáng kể nhấ...

THỨC TỈNH

Trong hai tuần qua chúng ta tập trung vào các sự vụ đối nội thì quốc tế và bàn cờ Trung-Mỹ có những diễn biến dồn dập. Đáng kể nhất là khu vực Châu Âu.

Trong lúc “phong trào dân chủ Việt Nam chửi Trump” đang tung những tin đồn về việc EU và Mỹ chia rẽ thì tôi từng dự đoán là cơ quan tình báo Đức BND sẽ thiết kế chiến lược quốc gia mới cho nước này. Đến nay thì điều đó đã chính thức công bố ra. Sau Pháp, ngày 2/9/2020 vừa qua thì Đức đã công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của họ. 

Giới quan sát cho là động thái này của Đức-Pháp sẽ có lợi cho Mỹ hơn trong chiến lược chống Trung của Mỹ.

Từ bài viết về Thuỵ Sĩ trước đây cho đến lập trường kiên quyết hơn của EU hôm nay là vấn đề tất nhiên. Như tôi đã nói là Putin và Tập đã hơi vội vàng trong vấn đề Belarus làm EU cảm thấy nguy cơ đã cận kề nên họ phải nhanh lên. Những chuyến đi con thoi liên tục của Mike Pompeo và các quan chức Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Trung Đông và Châu Âu cho thấy EU và Mỹ bắt đầu thống nhất chính sách.

Nghĩa là Mỹ sẽ đảm nhận chiến lược song song vì chính Mỹ và vì các đồng minh, vừa chống Nga giúp châu Âu và chống Trung giúp châu Á. Đổi lại là EU và các cường quốc châu Á như Nhật, Ấn, Úc sẽ phải cứng rắn với Trung Quốc hơn. Ngoài Thuỵ Sĩ là nơi đánh hơi trước nhất ra thì Iran là nơi thứ hai cảm nhận đường lối của EU tới đây đã cứng rắn hơn. 

Mấy hôm nay Iran đã dịu giọng với phe Đồng minh nhưng tôi e rằng hơi muộn. Cũng như xe thiết giáp đã xuất hiện trên đường phố Belarus nhưng tôi đánh giá là phe thân Nga đang cầm quyền ở xứ này đã không còn lạc quan như trước đây.

Đảng CSTQ dĩ nhiên không ngồi im chịu trận. Pompeo đi châu Âu và Trung Đông thì Vương Nghị cũng đi để cân bằng ảnh hưởng. Nhưng có vẻ như Vương Nghị đã không đạt được mục đích mà ông mong muốn. Những sách lược của phía Trung Quốc đưa ra đã không thuyết phục được EU (Đức-Pháp-Ý) và Canada, nên Đức đã ban hành sách lược Indo-Pacific ngay sau khi gặp Vương Nghị. Còn Canada vẫn cương quyết thực hiện dẫn độ công chúa Huawei Mạnh Vãn Chu theo đề nghị của Mỹ.

Trong lúc bàn cờ châu Âu có những bước ngoặt có lợi cho Mỹ thì bàn cờ châu Á cũng tương tự. Dù Putin trong tình thế gấp rút trước các quyết sách bước ngoặt của EU nên đã đề nghị đàm phán tay ba Nga-Trung-Ấn nhưng Ấn cũng không mặn mà lắm. Tôi đánh giá là Ấn Độ khoái việc tìm cách đưa chính phủ lưu vong Tây Tạng (lâu nay tị nạn ở Ấn Độ) về nước, nếu họp thì song phương với Nga hơn là ngồi chung bàn tay ba có mặt cả Trung Quốc lúc này.

EU và Ấn Độ có lý do để kiên định đứng gần Mỹ lúc này khi mà bài phát biểu mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho thấy lập trường nhất quán của Mỹ “Sát cánh cùng các đồng minh và đối tác”. Bài phát biểu của Esper được giới tư bản tin cậy không chỉ vì sức mạnh của Mỹ mà còn do nó thể hiện nguyên tắc cơ bản và đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản. Đó là sòng phẳng, có đi có lại. Như vậy dễ tin cậy nhau hơn các tuyên bố đại loại như “tình anh em quốc tế vô sản” một cách chung chung.

Sự thay đổi nhanh về lập trường của EU không chỉ đến từ các chính sách đối ngoại của Mỹ đưa ra tốt cho họ hơn Trung Quốc mà còn do EU nhìn vào nội bộ nước Mỹ để đánh giá quyết tâm của Mỹ. Tôi cho là Trump và đảng Cộng Hoà đã thành công trong việc đốt lên ngọn lửa ái quốc của người Mỹ trong việc chống Trung. Những người Mỹ ái quốc đã thấy rõ việc Trung Quốc gửi vũ khí, công cụ, tài trợ...cho các cuộc bạo loạn ngay trước cổng nhà họ. Thế thì bây giờ không ủng hộ chính quyền Mỹ hành động thì nằm chờ chết hay sao.

Pompeo thắng điểm trước Vương Nghị trong chuyến công du EU vừa qua cũng mang lại cho Trump một ưu thế lớn trong bầu cử sắp đến. Một khi Trump xây dựng được một sách lược vừa chống Trung vừa chống Nga một cách hữu hiệu thì không chỉ đảng Cộng Hoà mà một phần đảng Dân Chủ cũng sẽ ủng hộ ông. Tôi dự đoán trước là Trump sẽ tiếp tục trúng cử tới đây.

Gần đây có các tin tức về Đài Loan như việc họ đổi mẫu hộ chiếu, Mỹ công bố thoả thuận mật Mỹ-Đài làm dư luận xôn xao là Đài Loan sắp độc lập nhanh. Nhưng tôi cho rằng Mỹ-Đài đã thống nhất là việc này thì 5 năm nữa mới xem xét. Vì Mỹ-Đài không thể tự nói ra cái này nên vừa qua họ “nhờ” Mi-6 của Anh “nói hộ” để tất cả cùng nghe.

Bài phát biểu của Mark Esper vừa qua làm khối tư bản tin cậy và đoàn kết hơn nhưng e rằng sẽ làm một vài nước nào đó đang cần Mỹ ở Biển Đông lo lắng. Esper có đưa ra một thông điệp là “Mỹ hứa thì Mỹ cầm cái nhưng các đồng minh và đối tác cũng phải xuống tiền vào sòng chứ không có chuyện ăn ké suông”. Việt Nam hùn vốn đã đủ chưa ? 

Mỹ-Trung tất yếu phải đối đầu quân sự trong vòng và chỉ có trong vòng 5 năm tới cũng như việc Trump phải là người nhấn nút. Bởi vì Đảng Cộng Hoà Mỹ đã chuẩn bị sẵn huy chương hạng nhất hoặc tấm danh hiệu “kẻ đốt đền” đều chỉ có mỗi tên của Trump. 

“Mỹ-Trung đánh nhau và cơ hội của chúng ta” là câu nói thường xuyên xuất hiện trong các phe phái ở Việt Nam gần đây, nhưng phe nào khi bàn thảo dựa trên lợi ích người dân ?

Hữu Minh










Không có nhận xét nào