HỌC HỀ HỒ ĐỒ Những danh, đại từ đặt vào câu làm cho khó hiểu, tối nghĩa và thậm chí đa nghĩa, rối rắm về âm và từ vựng. Một loạt từ mới và g...
HỌC HỀ HỒ ĐỒ
Những danh, đại từ đặt vào câu làm cho khó hiểu, tối nghĩa và thậm chí đa nghĩa, rối rắm về âm và từ vựng. Một loạt từ mới và ghép vào trong một ngữ cảnh trở thành một nồi cám heo (lợn).
Ở Bờ Hồ có hề, cá gỗ, có cả bê gỗ - cả 3 danh từ đều “xa lạ” với đứa trẻ lớp 1. Hề, có thể là chú hề, nhưng đó là phỏng đoán chứ không có nghĩa. Cá gỗ và bê gỗ là gì? Cá gỗ gắn với sự tích về tính tiết kiệm và mơ ước về cái ăn do cái nghèo đói tạo nên của người miền Trung (xứ Nghệ). Bê gỗ, theo hiểu biết hạn hẹp của tôi, là một thiết bị/vật dụng thời xưa, từ “bê” là một từ cổ, thứ được làm bằng gỗ để đánh, như gậy hay trượng - vì vậy, nói tới “bê” là người ta hiểu ngay nó là vật được làm bằng gỗ, vì vậy về dữ kiện có tính lịch sử thì cần tôn trọng như chính nó phải là, nên trong trường hợp này thừa từ “gỗ” (bổ trợ). Và nó (bê gỗ) quá khó để hình dung về đối tượng, thực tế là không sử dụng được. Bố, Lê ở Bờ Hồ - việc viết hoa “Bờ Hồ” là sai nguyên tắc chính tả. Và đại từ nhân xưng “Bố” không thể đứng một mình như trong ví dụ dẫn chiếu.
Tiếp theo, về phần tập đọc, một đoạn văn sai về kiến thức sinh vật học, và cũng vô nghĩa ở câu cuối đoạn. Ti vi không có sở hữu cách, “có” theo nghĩa sở đắc/chi phối/chiếm hữu một cái gì đó, mà “có” ở đây là phụ từ biểu thị. Sâm cầm là thuộc loài chim, họ Gà nước, Cò là loài chim thuộc họ Hạc, hai loại cùng loài nhưng khác họ. Tất nhiên trong bối cảnh dùng đứa trẻ làm đối tượng nhận thức, có thể chấp nhận cái sai này vì đứa trẻ không phân biệt được về sự đúng, sai, nhưng, bài học dựa trên cái sai mà không được diễn giải rõ ràng sẽ dẫn tới sự nhận thức sai cho người học. Câu cuối của đoạn văn, “Má” có thể đóng vai là danh từ nhân xưng, nhưng cũng có thể là danh từ chỉ bộ phận trên khuôn mặt - và má ấm quá, bé chẳng sợ nữa là một câu không có nghĩa vì hai mệnh đề không có tính hệ thống và liên quan.
Lê Luân
Không có nhận xét nào