Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUYỄN ĐÌNH THI LÀ THẰNG NÀO?

Nguyễn Đình Thi là thằng nào? Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng tới một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm ...

Nguyễn Đình Thi là thằng nào?

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng tới một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một gốc cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.   

Trên đây là đoạn văn của Nguyễn Đình Thi được sách "Tiếng Việt và Hướng dẫn học Tiếng Việt" lớp 5 đưa ra dạy cho học sinh.

Đây là tâm tư tình cảm của một con người cụ thể. Quyền anh ta nghĩ gì cũng được, nhưng đem ra làm tài liệu dạy cho học sinh thì phải cân nhắc.

Câu đầu tiên

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng tới một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. 

Chủ ngữ trong câu này là "tôi". Phần trước dấu phẩy thứ nhất "Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương" là trạng ngữ chỉ trạng thái chung cho toàn câu. Toàn bộ câu chịu tác động của trạng ngữ này. Như thế khi không "Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương" thì 

Hoặc là 
1. không tưởng tượng gì cả
2. Có tưởng tượng nhưng không phải "một trang nam nhi" mà là hai hoặc ba, hoặc là "nữ" chứ không phải "nam"...
Hoặc là... 

Nhìn chung, trạng ngữ này đặt ra để khống chế là bất hợp lý. Nếu Nguyễn Đình Thi bỏ đi chữ "thường" thì sẽ có được sự hợp lý, bởi đấy là lần đầu tiên Nguyễn Đình Thi nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương. Tuy nhiên, nếu đã là lần đầu tiên thì Phù Đổng Thiên Vương phải giới thiệu người kể, bởi không dưng mà Nguyễn Đình Thi nghe được. 

Chúng ta đi tiếp "một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa." vậy là Nguyễn Đình Thi chưa hiểu chức năng của dấu phảy. Chủ ngữ của câu là "tôi", tức Nguyên Đình Thi, các dấu phảy là của chủ ngữ. Giữa "một trang nam nhi" và "sức vóc khác người" là không thể có dấu phảy, bởi "sức vóc khác người" không liên quan gì tới Nguyễn Đình Thi. Như vậy Nguyễn Đình Thi phải viết  "một trang nam nhi sức vóc khác người". Rõ ràng "sức vóc khác người" là tính ngữ giải thích cho "một trang nam nhi" thì không thể cách nhau một dấu phảy. Trong tiếng Việt người ta dùng "một trang nam nhi có sức vóc khác người". 

Đọc tiếp thì thấy "một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa." Không có lẽ Nguyễn Đình Thi không hiểu được chức năng của chữ "nhưng"? Bất luận người nào có chút hiểu biết đều phản đối nội dung câu "một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị ..." Phần tác động của "nhưng" là gì nhỉ? Chả nhẽ "một trang nam nhi, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị..." nghe cứ như diễn tiến nội tâm của một bệnh nhân tâm thần phân lập. 

Chúng ta cố gắng phân tích tiếp trạng thái tâm thần của Nguyễn Đình Thi.  

"một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa."

Chẳng nhẽ "tâm hồn còn thô sơ và giản dị" lại phủ định nhưng với "sức vóc khác người"? Như thế cứ "sức vóc khác người" thì tâm hồn không còn "thô sơ và giản dị"? Ngay cả khái niệm tâm hồn "thô sơ" cũng chưa rõ lắm vậy mà Nguyễn Đình Thi khẳng định "như tâm hồn tất cả mọi người xưa". Vậy cả dân tộc Việt Nam ta xưa chắc là chỉ có tâm hồn "thô sơ".  Chưa thấy ai dám khẳng định như vậy. 

Phần tiếp theo thì phải xuống dòng 

"Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng tới một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. 

"Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa di tìm một gốc cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết."

Xem ra chi tiết "Phù Đổng Thiên Vương" bị thương nặng là đáng giá của cả đoạn văn. Chúng ta xem cấu trúc ngữ nghĩa của "nhưng". Cả 3 dấu phảy đều của chủ ngữ "Tráng sĩ ấy", vậy thì câu "Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, nhưng bị thương nặng." là vô nghĩa. Nếu có ý định mô tả sự kiện bị thương thì phải dùng cấu trúc "Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, và bị thương nặng."

Chả có cái logich nào "đem sức khỏe mà đánh tan giặc" "nhưng" bị thương nặng!

Tiếng việt dạy làm người hay dạy tâm thần thế nhỉ? Tiếng Việt trong sáng, qua não bộ của Nguyễn Đình Thi nó trở thành một thứ ngớ ngẩn. 

Chúng ta đi tiếp

"... Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa di tìm một gốc cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết."

Cấu trúc câu "Tuy thế ... vẫn" là giải thích cho "bị thương nặng". Việc bị thương nặng với ăn cơm và tắm, nếu có quan hệ với nhau, thì cũng là dạy học sinh một hình tượng vớ vẩn. Phải chăng chuỗi hành động này khiến Nguyễn Đình Thi cho Phù Đổng Thiên Vương là có tâm hồn "thô sơ và giản dị". 

Xem ra Nguyễn Đình Thi quá coi thường người đọc mà dùng từ vô tội vạ. Trong đoạn văn chưa thấy có giải thích "người trai làng Phù Đổng" là ai mà đã dám dùng. Hơn thế nếu đó là ám chỉ một người cụ thể thì phải viết hoa "Người Trai làng Phù Đổng".

Chúng ta đi tiếp. Có lẽ cần phải nhắc lại cho Nguyễn Đình Thi về cách dùng dấu phẩy trong câu.

Đoạn văn mô tả các hành động liên tiếp của chủ ngữ, vậy chúng phải cách nhau dấu phảy. 

"Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa di tìm một gốc cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết."

Phải viết

"Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo), rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương, lên ngựa, đi tìm một gốc cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết."

Hầu như chả người Việt nào hiểu được chữ "nào" đóng vai trò ngữ pháp gì trong cụm "gốc cây âm u nào"!!

Chưa kể việc Nguyễn Đình Thi và đồng bọn cố tình xuyên tạc câu truyện "Thần Phù Đổng" có trong Việt Điện U Linh Tập, mà nếu khảo dị này là có thật thì cũng chỉ nên đưa ra dạy cho các loại giáo sư tiến sĩ ngạch Văn Hóa dân tộc.

Xin các bạn kiểm tra lại hộ tôi cái trang sau có đúng thật là ở sách dạy cho học sinh hay không?

Nếu đúng...

Hãy đọc và ngẫm xem đoạn văn mà Bộ nào đó đã đưa ra để dạy cho học sinh lớp 5. Với kiểu dùng ngôn ngữ vô tội vạ như thế, chả trách các thế hệ người Việt thời Cách Mạng trở nên một lũ lập luận tâm thần và chả coi luật pháp ra gì.

Lưu ý 

Trong Link có nói về một ông Nguyễn Đình Thi tự cho mình là bố đẻ ra văn hóa 4000 năm lịch sử

https://tuoitre.vn/thanh-giong-tam-o-ho-tay-la-tri-tuong-tuong-cua-nguyen-dinh-thi-721649.htm

Liên quan đến chi tiết Thánh Gióng nhảy xuống hồ Tây tắm, rồi chết vì bị thương được in trong một số cuốn sách hướng dẫn học tiếng Việt lớp 5, của NXB Giáo dục, đang gây xôn xao dư luận, theo tìm hiểu của chúng tôi, thì đây là chi tiết có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Cụ thể, chi tiết trên nằm trong bài tiểu luận “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích”, được in trong tập tiểu luận, phê bình “Mấy vấn đề văn học” của NXB Văn hóa, năm 1958 (thời điểm đó thuộc Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa).

“Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” là bài nói chuyện của Nguyễn Đình Thi ở ngày hội sinh viên năm 1944. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Nguyễn Đình Thi nói rõ ràng, đây là chi tiết do trí tưởng tượng của tác giả, sau khi nghe truyện Phù Đổng Thiên vương.

Để độc giả hiểu rõ hơn sự việc này, chúng tôi xin trích nguyên văn đoạn viết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi nói về Thánh Gióng nhảy xuống hồ Tây tắm, ở trang 19-20 cuốn tiểu luận, phê bình văn học “Mấy văn đề văn học” của ông:

“Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bực anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thực, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.

Ta thử lấy truyện hai bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng hai bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ hai bà vẫn chép rằng hai bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của hai bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.

Nghe truyện Phù đổng thiên vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, dấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

Nguyễn Lê Anh



1 nhận xét

  1. Nguyễn đình Thi là thằng nào ?
    Rõ chán mớ đời . Thời buổi công nghiệp 4.0 , ông hỏi để làm gì ?
    Nhà văn nhớn đấy ... ông ạ , nào đoạt giải thưởng văn học HCM , còn giữ chức vụ cao ngất ngưởng như :
    - Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
    - Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam
    - Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội

    Ôi , kể thế thôi vì còn dài giằng giặc như giải Trường sơn . Ông rất tài ba , tuy học lực mới cấp III nhưng viết và ra sách triết học :
    Triết học nhập môn (1942)
    Triết học Kant (1942)
    Triết học Nietzsche (1942)
    Triết học Einstein (1942)
    Triết học Descartes (1942)

    Viết thế thôi , xin ông tha cho phần chuyện dài chuyện ngắn , chuyện thơ thẩn ... chuyện kịch cỡm của đại văn hào XHCNVN nhá .
    Chuyên Thánh Gióng của ông ta , cũng như chuyện Lê văn Tám , Phan đình Giót , Võ thị Sáu ..... vậy thôi.
    Viết theo đặt hàng ... phải dặm thêm mắm muối, tiêu hành cho có mùi vô sản , mùi đảng tính chứ !
    Bươi hũ mắm ra ngửi làm chi !!!!

    Trả lờiXóa