Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PHẢI LỒNG "ĐỨC DỤC" VÀO TRONG "TRÍ DỤC"!

PHẢI LỒNG "ĐỨC DỤC" VÀO TRONG "TRÍ DỤC"! Tôi nhớ khoảng năm 2004, trong cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục tại UB ...

PHẢI LỒNG "ĐỨC DỤC" VÀO TRONG "TRÍ DỤC"!

Tôi nhớ khoảng năm 2004, trong cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục tại UB MTTQ TPHCM, cố GS Nguyễn Chung Tú (Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn) đã nói: “Dự thảo Luật Giáo dục không đặt ra khung thời lượng của: Trí dục – Đức dục – Thể dục cho từng cấp học (tiểu học, THCS, PTTH)”.

Rồi, GS Tú giải thích: Trí dục là dạy kiến thức, Đức dục là dạy làm người, Thể dục là dạy rèn luyện thân thể.

Bậc tiểu học, học trò chưa phát triển đầy đủ tế bào neurone, vì thế không được dành phần lớn thời lượng cho Trí dục như hiện nay, mà phải tăng thêm thời lượng cho Đức dục và Thể dục, để học trò phát triển cân bằng về kiến thức, nhân cách và thể chất.

Theo GS Tú, ở bậc tiểu học tỷ lệ thời lượng cho Trí dục – Đức dục – Thể dục là: 40-40-20; THCS là: 50-30-10; THPT là: 70-20-10.

Thí dụ ở bậc tiểu học, thời lượng dạy đạo đức bằng thời lượng dạy kiến thức. Tuy nhiên, không có nghĩa là dạy một bài kiến thức song song với một bài đạo đức. Mà, Đức dục được lồng vào ngay trong Trí dục. 

Như, trong bài tập đọc và bài học thuộc lòng môn tiếng Việt, hoặc bài sử, bài địa lý, hay bài thường thức phải lồng vào đó nội dung: hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; quý trọng tiền nhân, kính trọng người lớn, không nói dối, lòng dũng cảm, thương yêu đùm bọc người cơ khổ, yêu quê hương, ruộng đồng, cây cỏ, động vật, tôn trọng luật đi đường… 

Thời lượng Thể dục 20% ngoài giờ thể dục tại sân trường, còn có giờ học bơi, giờ dã ngoại, tham quan…

Nhưng góp ý của GS Nguyễn Chung Tú không được Bộ Giáo dục quan tâm, cho nên Chương trình giáo khoa và Sách giáo khoa các cấp, mà ngay ở bậc tiểu học đã quá nặng về thời lượng Trí dục. Còn Đức dục không được lồng ghép vào Trí dục, trái lại còn lồng ghép bài Phản Giáo Dục.

BÁ ĐẠO LỒNG TRONG TRÍ DỤC!

Không những “cải lương hóa” bìa sách Toán, “khiêu dâm hóa” bìa sách Truyện Thúy Kiều, mà còn “bạo lực hóa” trong cuốn sách "Hỏi đáp nhanh trí" (do Đức Trí sưu tầm biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành).

Trang 29 "Hỏi đáp nhanh trí" có nội dung trắc nghiệm: “Anh A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái anh A bị làm sao? Minh họa cho câu hỏi này là hình một người đàn ông đang nằm trên máy chém với khuôn mặt sợ hãi.

Tương tự là một câu chuyện khác: “Một người sau khi bị chặt đầu sẽ như thế nào?”. Đáp án: “Biến đổi chiều cao”, để tạo cho học trò có óc liên tưởng siêu việt!

Cuốn “Đố vui cân não” của NXB Văn hóa Thông tin lại “cạnh tranh với Tuổi Trẻ Cười”: Ở câu 10, sách hỏi: “Tại sao nhảy lầu tự tử mà bị chết đuối?.Đáp án: “Vì phố bị ngập nước”. 

Một câu khác: “Có cách nào nửa đêm con khóc đòi sữa mà chỉ cần dùng ngón chân cái cũng pha được sữa không?”. Đáp án: “Dùng một ngón chân khều ông xã dậy pha sữa”. 

Sách Giáo khoa Tiếng Việt 5 có một bài tập giải câu đố: "Trùng trục như con chó thui/Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu/đố là con gì". Mục đích của bài này là cho học sinh phát hiện ra từ đồng âm giữa tĩnh từ "chín" (do bị thui) và con số 9. Nhưng, nó gợi cho học sinh nhớ hình ảnh DÃ MAN của bợm nhậu thui con chó!

Các sách có lồng nội dung Bá Đạo nêu trên đã bị thu hồi, sau khi bị mạng xã hội và báo chí phê phán. Nhưng, mới đây Bộ Sách Giáo Khoa Cánh Diều, Chương trình GDPT mới nóng hổi - vừa thổi vừa học - cũng lấy Bá Đạo lồng vào Trí dục:
 
Bài 63: Ôn tập trang 115 sgk tiếng việt 1 tập 1, có bài Tập đọc: Cua, cò và đàn cá (1):
“Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết”. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá”.

Chưa hết, bài tập đọc Hai Con Ngựa dạy "gương lười biếng": "Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc: "Chị làm hùng hục như thế để làm gì?". Ngựa ô ngạc nhiên: "Không làm thì ông chủ mắng". - "Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn". Ngựa ô lẩm bẩm: "Có lý lắm".
 
Đức dục là dạy học sinh lừa đảo như cò, thì trò đánh thầy có gì mà lạ?

Mai Bá Kiếm
P/S: Hậu quả của việc lấy Bá Đạo lồng vào Trí Dục, nên mới có bộ trưởng Thả Cá Trê hết đổi "Trạm Thu Phí" thành "Trạm Thu Giá", giờ đổi "Xe Buýt" thành "Xe Khách Đường Phố".



















Không có nhận xét nào