Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẢM HOẠ TIẾNG VIỆT: CÚ PHÁP PHẢN CHỦ

THẢM HOẠ TIẾNG VIỆT: CÚ PHÁP PHẢN CHỦ Chủ ở đây ắt hẳn là nhân dân. Ngôn ngữ là tài sản của nhân dân, nhân dân sáng tạo qua cả triệu năm. Vậ...

THẢM HOẠ TIẾNG VIỆT: CÚ PHÁP PHẢN CHỦ
THẢM HOẠ TIẾNG VIỆT: CÚ PHÁP PHẢN CHỦ

Chủ ở đây ắt hẳn là nhân dân. Ngôn ngữ là tài sản của nhân dân, nhân dân sáng tạo qua cả triệu năm. Vậy mà chỉ trong vòng một thế kỷ dạy học tiếng Việt hiện đại, nó phản lại chủ nhân của nó.

Tưởng chỉ có báo mới viết những câu phản chủ như: "Phó Thủ tướng chỉ đạo vụ tai nạn...". Không ngờ tại Văn phòng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc cũng viết những câu mà bà mẹ đẻ ra tiếng Việt cũng hết muốn nhận con mình: "Ủng hộ bão lũ miền Trung".

Khi phát hiện về một thứ "vô thức ngôn ngữ", nhà phân tâm học cấu trúc J. Lacan lập tức bị cả ông tổ phân tâm học S. Freud lẫn các nhà cấu trúc luận ngôn ngữ phản đối quyết liệt. Rằng vô thức là một thứ tinh vân hỗn độn trước khi có ngôn ngữ, và ngôn ngữ thuộc trật tự của tư duy, làm gì có cái gọi là "vô thức ngôn ngữ".

Tôi thì chắc chắn Lacan đúng. Phải nói chính xác rằng, chỉ khi có ngôn ngữ, con người mới rơi vào vô thức. Vô thức không phải là thứ tiền ý thức mà là ý thức về sự thật (cốt lõi là dục vọng) bị các cấm kỵ của quyền lực dồn nén và đẩy xuống tầng sâu. Một mặt nó trồi lên tìm lối thoát bằng các nguỵ trang thành lời nói dối, hoặc nó bị rối loạn giữa sự thật và hình thức nguỵ trang. Trong trường hợp thứ nhất, nó sẽ tạo ra một cộng đồng toàn những người nói một đằng làm một nẻo. Trong trường hợp thứ hai, khi nói dối một cách trơn tuột, chuỗi biểu đat sẽ xuất hiện những sự thật trồi lên bất ngờ làm cho lớp vỏ nguỵ trang bị bóc ra và lòi cả chân tướng sự thật lâu nay bị giấu kín.

Trong nghĩa ấy, chủ ở đây còn là cái chủ ngữ, tức đối tượng được nói đến. Đối tượng ấy bị cái vị ngữ đánh tráo một cách lạ lùng mà không biết. Và chủ ở đây còn là chủ thể phát ngôn, lời nói bị trôi tuột một cách kỳ quặc nhưng anh ta ngộ nhận là đúng, trong khi nó đang phản lại anh ta.

Những câu văn "Phó Thủ tướng chỉ đạo vụ tai nạn...", "Ủng hộ bão lũ miền Trung", đố các bạn biết đâu là sự thật?

Ông Thuyết soạn sách giáo khoa Tiếng Việt gần như cả đời, ông có hiểu và chịu trách nhiệm với những câu văn đó không? Mời ông giải thích xem? Hay cái trình độ lổn nhổn ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học đang làm ông cũng bị rối mù như khi soạn sách giáo khoa cho trẻ em?

Chu Mộng Long
----------
P/S: Lúc đầu tôi tưởng dân mạng chế, nhưng khi kiểm chứng thì đúng sự thật.








Không có nhận xét nào