Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN MỸ MUỐN THAY THẾ ÔNG DIỆM

  NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN MỸ MUỐN THAY THẾ ÔNG DIỆM Nguyên nhân này chắc nhiều người biết rồi. Nếu không có Mỹ bật đèn xanh thì không có tướ...

 

Trong ảnh là đại sứ Henry Cabot Lodge và TT Ngô Đình Diệm.

NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN MỸ MUỐN THAY THẾ ÔNG DIỆM
Nguyên nhân này chắc nhiều người biết rồi. Nếu không có Mỹ bật đèn xanh thì không có tướng tá nào dám đảo chính, vì đảo chính được đi nữa mà Mỹ không ủng hộ, thì cũng chả thể nào mà lãnh đạo đất nước được. Nhưng lý do chính khiến Mỹ quyết định từ bỏ ông Diệm là gì?
Ông Diệm không muốn VNCH là 1 nước bảo hộ
Lý do ông Diệm độc tài, gia đình trị chỉ là bề nổi mà thôi. Lý do chính là do Mỹ muốn CHIA SẺ QUYỀN HÀNH ở VNCH, muốn can thiệp vào việc lãnh đạo đất nước, muốn can thiệp quân sự. Đây không phải là tin đồn, mà có những bức điện trao đổi giữa Bộ NG, Nhà Trắng với đại sứ Nolting về vấn đề này vào năm 61, khi mà MTDTGP hoạt động mạnh và Mỹ cho rằng VNCH không còn hiệu quả chống cộng. Nhưng ông Diệm trao đổi với đại sứ Mỹ là "VN không muốn trở thành 1 nước bảo hộ". Ông Diệm rất buồn và thất vọng, rất lưỡng lự khi phải đem chuyện này ra nội các để bàn.
Về việc can thiệp quân sự, Mỹ muốn lấn dần bằng cách gửi đặc nhiệm vào VNCH giúp đỡ lũ lụt và chứng tỏ sẵn sàng giúp đỡ VNCH chống cộng. Lượng cố vấn Mỹ cũng tăng rất nhanh, từ dưới 1000 lên 11ngàn vào năm 62 và 16 732 năm 63. Cố vấn Mỹ không chỉ ngồi ở TƯ mà còn xuống cấp tỉnh và có thái độ kẻ cả. Một số cố vấn còn đòi giao đồ viện trợ để họ trao trực tiếp cho dân không qua chính quyền nữa. Đối với ông Diệm, sự việc này nghĩa là Mỹ trực tiếp cai trị, một hình thức thực dân mới mà ông không thể chấp nhận được.
Ông Diệm rất bất bình với điều này, ông từng than thở với đại sứ Pháp là "Tôi không bao giờ yêu cầu các quân nhân này tới đây, thậm chí họ còn không có hộ chiếu". Và sau đó, ông Nhu nói với báo Washington Post là "Mỹ cần rút 1 nửa số cố vấn Mỹ khỏi VN. Sự có mặt của họ khiến cuộc chiến này giống như là cuộc chiến của Mỹ...Dư luận Mỹ thiếu kiên nhẫn, nhưng đây là cuộc chiến về chính sự kiên nhẫn, một cuộc chiến lâu dài và khó khăn."
Kennedy trả lời đại ý "Mỹ không ở VN để phục vụ ông Diệm mà là để phục vụ quyền lợi Mỹ, để chứng minh sự khả tín của Mỹ trong việc chống CS. Nếu nhà Ngô không cho họ tự do hành động thì họ dễ dàng tìm người khác chiều theo ý họ".
Sau đó đại sứ Cabot Lodge thay thế Nolting, ông này không ưa ông Diệm. Bộ NG Mỹ chỉ thị cho đại sứ là cần ông Diệm loại bỏ vợ chồng ông Nhu khỏi chính quyền. Ban đầu ông Diệm cự tuyệt vì không muốn bị coi là bù nhìn của Mỹ. Sau đó ông Nhu có nhượng bộ, ông Nhu có ý định nghỉ hưu ở Đà Lạt, bà Nhu và ông Thục cũng rút lui. Nhưng có vẻ thông điệp này không được đại sứ Lodge chuyển đi. Thực tế bà Như đã ra nước ngoài, ông Thục đi Vatican ngay trước vụ đảo chính.
Anh em ông Diệm đã đàm phán với VNDCCH
Thực tế là ông Như đã đi gặp ông Phạm Hùng ở Tánh Linh, người hộ tống là ông Cao Xuân Vĩ. Nhưng không Vĩ phải đứng chờ để mình ông Nhu gặp Phạm Hùng. Đến giờ thông tin cụ thể buổi nói chuyện chưa được (phía CS) tiết lộ. Nhưng ông Nhu có kể lại cho ông Vĩ là phía CS e ngại chính sách Ấp chiến lược và hỏi xem ai chủ trương chính sách đó. Ông Nhu trả lời là Ấp chiến lược để ngăn chặn du kích các ông xâm nhập phá phách. Nếu các ông đừng tìm cách đánh phá thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59 để cán bộ các ông có thể về sống với dân lành.
Ngoài ra còn có tin đồn về việc CT HCM tặng TT Diệm 1 cành đào, cắm ở dinh Gia Long.
Đại sứ Lodge có có báo cáo Washington là ông Nhu có bí mật giao thiệp với HN qua đại sứ Pháp và Ba Lan, chính phủ 2 nước này tán thành VNCH trung lập. Đại sứ Ba Lan có kể lại đại ý là miền Bắc bật đèn xanh "Nếu Mỹ rút thì 2 miền sẽ bắt đầu từng bước liên lạc bưu chính, kinh tế, văn hóa. Sản phẩm kỹ nghệ miền Bắc sẽ dùng để mua thóc gạo miền Nam. Miền Bắc sẽ không đòi hỏi thống nhất nhanh chóng. Một chính phủ liên hiệp có thể thành lập ở miền Nam và ông Diệm có thể lãnh đạo CP đó." Phía CS sẵn sàng để Mỹ tham gia giám sát giải pháp hòa bình, nếu Mỹ đồng ý rút và miền Bắc sẽ có ngoại giao và thương mại với thế giới tự do. Quan trọng nhất là quyền lợi về kinh tế, chính trị của Mỹ sẽ vẫn được đảm bảo.
Lý do khiến miền Bắc chấp nhận như vậy có thể do khi đó miền Bắc thiếu gạo và sự thành công của Ấp chiến lược. Lúc đó miền Bắc lại chưa được LX viện trợ mạnh do Khrushchev mong muốn chung sống hòa bình với Mỹ. Áp lực của TQ lên VNDCCH chưa đủ mạnh. Đây đúng là cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ. Xin lưu ý là 1 năm sau (1964) thì phe Xét lại (mong muốn hòa bình với miền Nam) bắt đầu bị phe LD, LĐT thanh trừng, đỉnh điểm vào năm 1967.
Điều kiện hiệp thương của ông Diệm là:
2 miền được trao đổi thư tín, dân đi lại tự do và tự do chọn nơi định cư nếu muốn, rồi 2 bên trao đổi kinh tế. Sau đó mới có hiệp thương rồi tổng tuyển cử.
Ông Nhu cho rằng, khi miền Bắc đang kiệt quệ kinh tế thì dân số miền Bắc 23 triệu sẽ có 3 triệu người vào Nam (dân số đang 17 triệu), thì 2 bên sẽ cân bằng số cử tri. Nếu bầu cử dân chủ, có quốc tế giám sát và với ưu thế kinh tế và tự do có sẵn thì ông Diệm sẽ thắng.
Tất nhiên phía Mỹ nắm được những thông tin này và họ quyết định là phải thay thế ông Diệm. Tuy nhiên, không như nhiều người đang hiểu, Mỹ không chủ động lập kế hoạch hay chỉ đạo cuộc đảo chính.
Trong ảnh là đại sứ Henry Cabot Lodge và TT Ngô Đình Diệm.

Dương Quốc Chính

Không có nhận xét nào