QUÁ ĐÃ, ỦY BAN TƯ PHÁP THƯỢNG VIỆN VÀ BỘ TƯ PHÁP, FBI, CIA CHÍNH THỨC VÀO CUỘC ĐIỀU TRA GIAN LẬN BẦU CỬ Không còn là tuyên bố đơn phương, tu...
QUÁ ĐÃ, ỦY BAN TƯ PHÁP THƯỢNG VIỆN VÀ BỘ TƯ PHÁP, FBI, CIA CHÍNH THỨC VÀO CUỘC ĐIỀU TRA GIAN LẬN BẦU CỬ
Không còn là tuyên bố đơn phương, tuyên bố cá nhơn nữa mà Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã chính thức vào cuộc điều tra gian lận bầu cử.
Thượng nghị sĩ Lindsay Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện chính thức mở cuộc điều tra cáo buộc gian lận cử tri phổ biến xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020. Thượng nghị sĩ Lindsay Graham đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Bảy và cho biết ông đã nhận được bản tuyên thệ từ một nhân viên USPS của Pennsylvania chứng thực cho những tuyên bố về việc kiểm phiếu bất hợp pháp trong tiểu bang này.
Bản tuyên thệ có các tuyên bố tuyên bố rằng các giám sát viên bưu điện đã lên kế hoạch kiểm đếm các lá phiếu bầu cử bị hạn chế được gửi qua đường bưu điện sau ngày 03/11. Ông Lindsay Graham cho biết ông sẽ liên hệ với Bộ Tư pháp để hỗ trợ điều tra đơn kiện mà ông tin là xác thực.
Hiện nay, một nhóm các Thượng nghị sĩ và dân biểu Cộng Hòa cũng đã yêu cầu Tổng chưởng lý William Barr nhanh chóng mở cuộc điều tra. Có được yêu cầu từ Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsay Graham yêu cầu Bộ Tư pháp để hỗ trợ điều tra thì dù không muốn, Bộ Tư pháp cũng phải vào cuộc nhanh chóng.
Bởi vì theo chức năng và nhiệm vụ thi Ủy ban Tư pháp Thượng viện là một ủy ban thường trực của 22 thượng nghị sĩ có vai trò là giám sát hoạt động của Bộ Tư pháp - DOJ. Ủy ban Tư pháp Thượng viện giám sát các lãnh vực chánh sách như: Hệ thống tư pháp liên bang, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tự do dân sự,... Sự giám sát của Ủy ban Tư pháp đối với DOJ bao gồm tất cả các cơ quan thuộc thẩm quyền của DOJ, chẳng hạn như FBI.
Khi được Ủy ban Tư pháp Thượng viện yêu cầu Bộ Tư pháp hỗ trợ điều tra gian lận bầu cử, Bộ Tư pháp sẽ có đủ cơ sở để yêu cầu cơ quan thuộc cấp là Cục Điều tra Liên bang - FBI nhanh chóng mở cuộc điều tra có sự giám sát của Bộ Tư pháp và Ủy ban Tư pháp Thượng viện để nhanh chóng báo cáo kết quả điều tra lên Bộ Tư pháp, Giám đốc Tình báo Quốc gia để các cơ quan này báo cáo lên Ủy ban Tư pháp Thượng viện.
Phạm vi điều tra gian lận bầu cử của FBI ngoài tập trung vào các tổ chức, cá nhơn trong nước có dính líu tới gian lận bầu cử thì FBI còn có nhiệm vụ mở rộng điều tra ra nước ngoài sau khi phối hợp với CIA và Bộ Ngoại giao được quy định tại chức năng nhiệm vụ. Để mở rộng điều tra ở nước ngoài thì FBI phải phối hợp với CIA, các đại sứ quán, lãnh sự quán, và đặc biệt là dựa trên quyền điều hành 60 văn phòng Tùy viên pháp lý - LEGAT và 15 văn phòng phụ tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn cầu theo chức năng của FBI. Trước mịnh lịnh của Bộ Tư pháp và Ủy ban Tư pháp Thượng viện, giám đốc FBI Christopher Wray có muốn trì hoãn cũng không thể được.
Ngoài ra, tuy không có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng cũng như FBI khi muốn mở rộng điều tra ra nước ngoài thì phải phối hợp với CIA, ngược lại CIA cũng vậy, khi phối hợp với FBI thì CIA cũng có quyền mở các cuộc điều tra trong lãnh thổ Hoa Kỳ.
Với các gọng kìm trên cùng với quá trình khởi kiện ở Tối Cao Pháp Viện với những bằng chứng gian lận bầu cử không thể chối cãi và nhiều nhơn chứng sẵn sàng đứng ra tuyên thệ thì đại án gian lận bầu cử năm nay nhanh chóng sẽ kết thúc./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào