Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH 99% những người phản biện mình về vụ cô Tiên đều có luận điệu là: "Chỉ những ai góp tiền mới có quyền đòi minh b...

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

99% những người phản biện mình về vụ cô Tiên đều có luận điệu là: "Chỉ những ai góp tiền mới có quyền đòi minh bạch."

Vậy mình chuyển khoản 1000đ thì sẽ đáp ứng yêu cầu đó chứ?!

Xét 1 cách tổng quát, không cứ gì cô Tiên, bất cứ cá nhân, tổ chức nào kêu gọi góp quỹ từ cộng đồng thì đều có trách nhiệm giải trình, minh bạch thu chi.

Cộng đồng có nghĩa là nhóm đại chúng, không giới hạn phạm vi, số lượng người đóng góp. 1 nhóm lớn, có thể rất lớn, nhưng bị giới hạn phạm vi, thì không bị coi là cộng đồng. Ví dụ các cha kêu gọi giáo dân trong giáo xứ góp tiền xây nhà thờ, thì không phải là kêu gọi cộng đồng đại chúng. Vì thế, cha xứ không cần giải trình chi phí với cộng đồng nói chung mà chỉ cần giải trình nội bộ (tùy quy định của họ).

Tương tự vậy, góp quỹ lớp thì người giữ quỹ chỉ cần giải trình với nhóm cùng lớp, không phải giải trình với cộng đồng, như 1 sự tất nhiên, chẳng cần luật gì ràng buộc.

Trường hợp kêu gọi góp quỹ bất kỳ từ cộng đồng không giới hạn phạm vi thì đương nhiên phải giải trình với cộng đồng không giới hạn phạm vi đó, bản chất là public (công khai hoàn toàn). Như trường hợp của cô Tiên thì cộng đồng thậm chí còn có phạm vi toàn cầu, lớn hơn cả việc giải trình vốn ngân sách, chỉ có phạm vi quốc gia với những người đóng thuế.

Chính vì thế nên để dễ hiểu, mình mới có ví dụ như trên là chỉ cần đóng 1000đ (coi như không cần đóng) là đủ quyền yêu cầu minh bạch như phản biện ngớ ngẩn bên trên.

1 ví dụ khác cho việc minh bạch này chính là minh bạch báo cáo tài chính của các công ty. Công ty tư nhân nhỏ, hộ cá thể, thì chỉ cần minh bạch với ông bà chủ. Công ty lớn hơn thì minh bạch với hội đồng quản trị (người góp vốn). Công ty đại chúng, lên sàn chứng khoán, thì buộc phải minh bạch với đại chúng (coi như công khai), dẫn đến báo chí có quyền phân tích, đánh giá về năng lực công ty. Trường hợp này giống y như kêu gọi góp quỹ từ cộng đồng, như trường hợp cô Tiên.

Đây là vấn đề nhận thức xã hội, dân trí, chứ chẳng phải mình rảnh háng đi soi mói phá quấy cô Tiên như nhiều người quy chụp. Người ta biện bạch cho việc cố tình không minh bạch là phải góp tiền mới được. Vậy những người đó sao dám đại diện cho TẤT CẢ những người góp tiền lên tiếng là không cần minh bạch? Chỉ cần 1 người trong số cộng đồng đóng tiền yêu cầu minh bạch là phải minh bạch rồi.

Ở đây không loại trừ các tổ chức cá nhân khác, bao gồm cả MTTQ, hội Chữ thập đỏ, cũng phải minh bạch. Rộng hơn nữa thì đó chính là việc minh bạch việc chi tiêu vốn ngân sách, phải giải trình trước quốc hội...Mình không e ngại gì tổ chức nào cả. Có thể vì chuyện này mà luật về việc gây quỹ từ cộng đồng nói chung và quỹ từ thiện nói riêng chưa được ban hành. Minh bạch như vậy thường phải gắn liền với dân chủ, nên đòi minh bạch là PĐ rồi. Có lẽ vì tâm lý duy tình và chưa có não trạng dân chủ nên mới có nhiều người phản đối mình như vậy.

Cho đến khi có luật, mình cho là bất kỳ ai muốn gây quỹ từ cộng đồng cần phải nêu rõ chương trình hành động về sự minh bạch trước khi thu tiền và cộng đồng cũng nên kiểm tra, chấp nhận chương trình đó thì mới góp tiền. Đó mới là hành xử có lý trí và biến việc góp quỹ từ cộng đồng thành 1 việc làm văn minh, có tổ chức, bền vững.

Dương Quốc Chính




Không có nhận xét nào