Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐẠO SẮC PHONG GIẢ XƯA NHẤT MIỀN NAM Ở ĐÌNH BÌNH KÍNH BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

Đạo sắc phong giả xưa nhất miền Nam ở đình Bình Kính Biên Hòa tỉnh Đồng Nai Đó là đạo sắc phong cho ngài Thống Soái Nguyễn Hữu Cảnh vào năm ...

Đạo sắc phong giả xưa nhất miền Nam ở đình Bình Kính Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

Đó là đạo sắc phong cho ngài Thống Soái Nguyễn Hữu Cảnh vào năm Minh Mạng 3 (1822)

Bạn có thể xem hình lớn / diễn âm / diễn nghĩa của đạo sắc phong này tại đây >> http://bienhoadauyeu.blogspot.com/2015/08/nguyen-huu-canh-thuong-ang-than-002.html



Tại sao đạo sắc phong này là giả ? Tại vì nếu đúng là có vụ "Hộ quốc tí dân, hiển hữu công đức, kinh hữu xã dân phụng tự" tức là "giúp nước trợ dân, tỏ rõ công đức, đã được xã dân thờ tự" như trong đạo sắc phong, thì trong văn tự sắc phong, câu văn trước câu "Hộ quốc tí dân" này, đâu đó phải có chữ Thần 神 như CHI THẦN 之神 hay Tôn Thần 尊神 chẳng hạn, vì người trần mắt thịt thì không thể nào mà "Hộ quốc tý dân, hiển hữu công đức, kinh hữu xã dân phụng tự" cả.

Tức là câu "Sắc Thống Suất Lễ Thành Hầu, hộ quốc tí dân" đáng lẽ cần phải viết là "Sắc Thống Suất Lễ Thành Hầu TÔN THẦN, hộ quốc tí dân" mới đúng.

Đây cũng như trường hợp đạo sắc phong giả đình Gia Lộc tại tỉnh Tây Ninh (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/4895552763818511/).

Và ngay luôn trong câu văn tự sắc phong Minh Mạng Tam Niên này, có cả cụm "khả gia phong" tức là "gia phong thêm".  Điêu này cho ta biết là nếu đúng là "gia phong thêm", thì có nghĩa là trước khi có sắc phong Minh Mạng Tam Niên này, ngài Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh đã được thờ, và do đó ngài đã là thần.  Mà nếu ngài đã là thần, thì chắc là không thể nào sắc phong triều đình lại tiết kiệm không ghi thêm chữ "thần" cho ngài trong sắc phong.

Vậy với 2 điều trên, thì chúng ta có thể kết luận đạo sắc phong xưa nhất miền Nam, ở đình Bình Kính Biên Hòa là ĐẠO SẮC PHONG GIẢ

Không biết anh Lê Ngọc Quốc, thầy Lý Việt Dũng và các nhà nghiên cứu Đồng Nai có ý kiến gì không ?

Nếu đạo sắc phong này là giả, thì chắc chắn các đạo sắc phong khác thời Thiệu Trị chẳng hạn, cùng trong chung đình Bình Kính, phải được xét lại 

Mà nếu đúng như thế, thì anh Lê Ngọc Quốc có thể đề nghị Ban Trị Sự đình Bình Kính lẫn cả tỉnh Đồng Nai dẹp luôn đi vụ khai sắc hàng năm ở đình Bình Kính này được chưa ? Vì coi bộ các nhà văn hóa (như thầy Lý Việt Dũng) mặc áo dài khăn đống mà cầm đống giấy lộn này rung rung tay mà đọc, thấy phản cảm và buồn cười quá anh ? 

Còn thầy nào thấy đây đúng là đạo Sắc Phong thiệt, thì xin lên tiếng luôn để mọi người cùng học hỏi 

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian

P.S: Anh Lê Ngọc Quốc về hỏi thầy Lý Việt Dũng luôn là tại sao các sắc phong "Hộ quốc tí dân, hiển hữu công đức, kinh hữu xã dân phụng tự" đời Minh Mạng là phong cho các vị thiên thần hoặc âm thần, làm sao mà vô đình Bình Kính, nó lại trở thành là sắc phong cho nhơn thần (là ngài Nguyễn Hữu Cảnh) vậy ta ?

Không có nhận xét nào