Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐẠO SẮC PHONG GIẢ XƯA NHẤT Ở MIỀN NAM

Đạo sắc phong giả xưa nhất ở miền Nam  Đó là đạo sắc phong dành cho ngài Nguyễn Hữu Nhơn ở đình Vĩnh Phước TP Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp Theo bài...

Đạo sắc phong giả xưa nhất ở miền Nam 

Đó là đạo sắc phong dành cho ngài Nguyễn Hữu Nhơn ở đình Vĩnh Phước TP Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp

Theo bài viết của thầy Nguyễn Hữu Hiếu này (xem >> http://www.baodongthap.vn/van-hoa/dao-sac-hiem-tim-thay-o-dinh-vinh-phuoc-thanh-pho-sa-dec-35480.aspx), thì
Đạo sắc phong giả xưa nhất ở miền Nam


****

Đây là đạo sắc rất hiếm có, được cấp cùng ngày với sắc gia phong cho Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh: ngày 24 tháng 9 năm Minh Mạng thứ III (1822), đóng ấn Phong tặng chi bảo và kết thúc phần chính văn bằng hai chữ Cố sắc, chớ không phải đóng ấn Sắc mệnh chi bảo và chấm dứt phần chính văn bằng hai từ Khâm tai như các sắc Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sau này. Theo các nhà chuyên nghiên cứu về sắc phong, hiện nay trên toàn Nam bộ loại sắc phong này còn tìm thấy không quá bốn, năm lá.

****

Nhưng đáng tiếc là, chúng ta không thấy thầy Hiếu nêu ra tại sao sắc phong này là sắc phong thiệt, và các nhà chuyên nghiên cứu về sắc phong mà thầy nêu ra, là tên gì, đã nghiên cứu ra sao ? (lạy trời xin đừng lại là 2 nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường).

Chứ còn mình đọc, thì xin thưa với bạn, là thấy rõ mồn một cái đạo sắc phong xưa nhất này của miền Nam là giả đấy.  Đó là:

1. Theo sử Đại Nam Thực Lục, lúc ngài Nguyễn Hữu Nhơn này giữ đạo Đông Khẩu, thì chức của ngài chỉ là Cai Đội, thế thì làm thế nào mà vô sắc này lại là Cai Cơ thế nhỉ ?

2. Còn cái chức Cai Cơ viết trên sắc này, nó lại chưa bao giờ có, mà đáng ra theo sử Đại Nam Thực Lục, lại là "Khâm Sai Cai Cơ"

3. Và hóa ra theo sử Đại Nam Thực Lục, chưa bao giờ có ai được tặng mỹ hiệu "Đặc tiến Phù Quốc" mà lại kèm theo là "ABC Hầu" như trong sắc này viết là "Đặc tiến Phù Quốc Nhân Hòa Hầu" cả.  Bởi vì nếu đúng là ngài Nguyễn Hữu Nhơn này được phong hầu, thì đó không cần đến việc đặc tiến phù quốc, mà đã đặc tiến phù quốc, mà nhất là vì bên võ tướng, thì còn là "đặc tiến phù quốc thượng tướng quân" hay "đặc tiến phù quốc tướng quân" hay "đặc tiến phù quốc cái gì đó tướng quân" kìa, chứ không có "đặc tiến phù quốc Nhân Hòa hầu" đâu bạn

4. Và chữ viết Hán ngữ thời vua Minh Mạng trên đạo sắc phong này xấu thiệt há. Mình cứ tưởng thời Minh Mạng là đỉnh cao của Nho giáo ở Việt Nam mà ta.

Bạn muốn viết tiếp vài điều nữa về đạo sắc phong này không ?

Nên đạo sắc phong "rất hiếm" này của miền Nam, là giả đó bạn.

Mình thắc mắc là làm sao người miền Nam ngày nay dùng đạo sắc phong giả nhiều thế ? Nghe nói người miền Nam được khen là thẳng như ruột ngựa mà ? Sao mấy ông thần người miền Nam không vặn cổ các ông trong ban trị sự hay các nhà văn hóa đi ? Thần người miền Nam mà cũng hám danh đến vậy há ? Chắc thần cũng GATO với thiên hạ lắm nhỉ  

À, đó là còn chưa nói, thầy Hiếu này nghiên cứu sử linh ting lang tang.  Vì làm gì có việc "Năm Nhâm Thìn (1772) Nguyễn Hữu Nhân lâm bịnh nặng, Cai cơ Tống Phước Hòa được cử thay thế làm Tổng binh Đông Khẩu đạo. Sau đó Nguyễn Hữu Nhân qua đời." như thầy viết.  



Mà đáng ra là theo sử Đại Nam Thực Lục vào năm 1772 "Mùa hạ, tháng 6, Nguyễn Cửu Đàm tiến quân theo đường Tiền Giang, cùng với Cai bạ dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên lĩnh quan quân đạo Đông Khẩu tiến theo đường Kiên Giang ; Lưu thủ Tống Phước Hiệp theo đường Hậu Giang tiến đóng giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho hai cánh quân trên. Bấy giờ Cai đội đạo Đông Khẩu là Nguyễn Hữu Nhân ốm, một mình Khoa Thuyên đem 3.000 quân và 50 thuyền, đánh nhau với quân Xiêm không được, lui về đầm Kiên Giang, rồi dùng người Chân Lạp là Nhẫm Lạch (chức quan) Tối (tên người) làm tiên phong, tiến đến Nam Vang đánh phá được quân Xiêm. Vua Xiêm chạy sang Hà Tiên. Nặc Nộn chạy đến Cầu Vọt [Quân ta] bèn thu phục các phủ Nam Vang, La Bích. Nặc Tôn trở về nước. Chân Lạp được dẹp yên. Đàm thu quân về dinh, đắp lũy Tân Hoa kéo dài 15 dặm bao quanh đồn dinh, chắn ngang đường bộ đề phòng bất trắc.".  

Nên làm gì có ngài Tống Phước Hòa nào ở miền Nam năm 1772 làm Tổng binh Đông Khẩu Đạo như thầy Nguyễn Hữu Hiếu đã viết đâu bạn ?

Đó là còn chưa nói, không biết thầy Nguyễn Hữu Hiếu này, đọc sử ra sao mà viết "Sau đó Nguyễn Hữu Nhân qua đời" vì hóa ra theo sử Đại Nam Thực Lục, tới mãi năm Kỷ Mùi 1799, "Lấy Phó trưởng chi Tả chi Hậu quân là Nguyễn Hữu Phước làm Chánh trưởng chi, Khâm sai cai cơ Nguyễn Hữu Nhân làm Phó trưởng chi, Khâm sai cai cơ vệ Nghị võ là Nguyễn Văn Doãn làm Phó vệ.".  Nên làm gì có vụ "Sau đó Nguyễn Hữu Nhân qua đời" như thầy Nguyễn Hữu Hiếu viết đâu bạn ?

Nên chúng ta hoàn toàn không biết, thầy Nguyễn Hữu Hiếu này đọc sách sử ra sao, vì theo thầy viết, là thầy đọc bao nhiêu là sách như Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống, Mạc thị gia phả, Lịch sử Xứ Đàng Trong, v.v, về lai lịch ngài Nguyễn Hữu Nhơn này, thế mà chỉ có bao nhiêu đó đoạn trong sử Đại Nam Thực Lục, mà thầy cũng đọc bậy và sai be bét đến thế. 

Đây mời bạn tham khảo một đạo sắc phong giả xưa nhất miền Nam, rất được tung hô ở đình Vĩnh Phước TP Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Xem ra nó giả như thế, chắc người Đồng Tháp đem xuống là vừa rồi đúng không ? 

Hình đạo sắc phong là lấy từ đây >> https://dulich.laodong.vn/san-pham/den-dat-nguoi-tinh-vieng-dinh-6-sac-phong-638700.html

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi 

Thanks
Brian
Đạo sắc phong giả xưa nhất ở miền Nam


Không có nhận xét nào