NGƯỜI VIỆT THIẾU NHẤT ĐIỀU GÌ ? Mình đã nhiều lần trả lời câu hỏi này, nhưng đều dưới thái độ "humour" (hài hước) giờ nghiêm túc t...
NGƯỜI VIỆT THIẾU NHẤT ĐIỀU GÌ ?
Mình đã nhiều lần trả lời câu hỏi này, nhưng đều dưới thái độ "humour" (hài hước) giờ nghiêm túc thử.
Đọc Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Phan Khôi và nhiều nhà cải cách lớn khác chúng ta đều có thể tìm thấy câu trả lời của các vị ấy. (Tất nhiên chúng ta cũng cần hiểu tại sao các vị đặt câu hỏi này, vì nó là việc tối quan trọng trong "phác đồ điều trị" những căn bệnh xã hội) Nhưng tôi muốn một khái quát cô đặc hơn. Và như thế, theo tôi, cái thiếu lớn nhất của người Việt là KHÔNG BIẾT NHỤC.
Gọi bằng ngôn ngữ văn hóa là thiếu lòng tự trọng - đó chính là ý thức về nhân phẩm, hay là việc sống xứng đáng với 2 chữ "con người" trong sự nhận thức đầy đủ về những quyền làm người của mình. Người Việt rất dễ từ bỏ những giá trị ấy khi đứng trước lựa chọn. Người Việt sẽ chọn "lợi", trong đó có cả sự an toàn. Số phận nô lệ sinh ra từ sự lựa chọn này. Đây là nói về con người trong chính trị, là dân đối với nhà cầm quyền.
Nhưng ý thức về "quyền" chưa phải là tất cả, mà ở đây còn một khía cạnh khác nữa, có thể quan trọng hơn: lòng tự tôn. Nếu tự trọng là ý thức giữ gìn nhân phẩm thì tự tôn là đề cao và thiêng hóa. Phải thấy cội nguồn thiêng liêng của mình và nỗ lực trở về, không những không làm vấy bẩn nó mà phải vượt thoát khỏi những nhơ nhuốc của một ý thức nhiễm ô. Đây là con đường của tôn giáo. Người Việt, về cơ bản, không có tôn giáo - hiểu như một hành trình tâm linh gột rửa bằng sự tỉnh giác / khai lộ cái thiên nhiên tâm trong sạch sáng tỏ của mình.
Hai cái thiếu này đã đẩy người Việt vào một lựa chọn "duy lợi, "duy vật"; từ đó sinh ra khôn ranh láu cá, ươn hèn bạc nhược, trọng lợi hơn trọng trí...
Không thấy vấn đề của mình thì không cách chi sửa chữa được. Mà nếu không sửa được chính mình thì không thể hi vọng thay đổi chính trị hay các vấn đề xã hội nói chung.
Cuối cùng, tôi chỉ nói trên góc nhìn cá nhân, và không phải nói tất cả - ở đâu cũng có ngoại lệ. Xin cứ tự trừ mình ra để tránh những tranh cãi vô ích. Riêng tôi, thật lòng, tự thấy có mình trong cái thiếu này.
Hình: Nhìn nhận của cụ Phan Châu Trinh về người Việt
T.Hạo
Quá đúng !!!
Trả lờiXóaTự trọng gắn liền liêm sỉ . Không liêm sỉ , sao có tự trọng ?
Để diệt liêm sỉ , nhà nước , đảng cộng sản dùng bàn tay sắt bóp nát bao tử và ý chí người dân ; làm họ mắt lơ mày láo , tối ngày lo đến ăn , nghĩ đến đói .... biến con người thành hèn hạ ,qua các đấu tố cải cách ruộng đất , giết người công khai ; qua vụ án nhân văn giai phẩm , dằn mặt trí thức .
Một khi đã hèn hạ , liêm sỉ là xa xỉ phẩm , là trò rởm đời ; tự trọng đi chỗ khác chơi !!!!
Con người đặt nặng về vật chất , vun xới bản thân , gia đình , sẵn sàng làm bắt cứ mọi điều .... miễn đạt lợi ích .
Cuộc sống , nếp sống súc vật trong con người nảy nở phát sinh mạnh , mạnh hơn !