Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ??? Một kiến trúc sư kể, trước khi động thổ ngôi nhà của một đại gia, ông được gọi tới định vị vị trí đặt một phản gỗ. Vì nó ...

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???
RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

Một kiến trúc sư kể, trước khi động thổ ngôi nhà của một đại gia, ông được gọi tới định vị vị trí đặt một phản gỗ. Vì nó quá to nên người ta phải đặt trước khi làm nhà. Vị đại gia vẻ tự hào đắc chí nói. Cái chiếu của anh hơn 3ti đấy. Thứ ông gọi là chiếu dài hơn 5 m, dày 40cm, chiều rộng đủ một người to lớn nằm giang tay k đụng 2 mép. Có lẻ nó đã ngự trị sừng sững ở cánh  rừng già đâu đó hàng thế kỷ. 
Những chiếc chiếu( phản) ấy hiện nay không hiếm ở Việt Nam. Nó được khoe như " văn hóa Đại Gia" . Trên các trang báo cũng không hiếm gặp những tít bài, chiêm ngưỡng ngôi nhà gỗ Lim trăm tỉ,  những bộ salon 7 món, tay 25 chễm chệ. Đẳng cấp là phải " trắc, lim, sếu, cẩm lai...." để khi khách vào nhà nó muốn khẳng định đẳng cấp và giàu có của gia chủ, chứng minh gia chủ là giới quý tộc. Những trọc phú thời nay còn dị ngợm hơn, chơi ngông hơn đem nguyên cây rừng cổ thụ về trồng ở sân nhà mình.

Rừng đã tan hoang vì rất nhiều nguyên nhân, nay rừng không còn vì thú vui sở hữu của những kẻ lắm tiền. Thử hỏi ai ai có chút điều kiện là đều muốn đua đòi thú vui như thế thì " rừng đi về đâu". Và đáng báo động hơn là chúng ta,  CHÍNH QUYỀN  đang xem việc đó như điều bình thường ở huyện. Ở các tỉnh hàng năm đều có hội chợ  triễn lãm trưng bày đồ gỗ mỹ nghệ, thậm chí các hội chợ, triển lãm quảng bá du lịch, dịch vụ, nông sản, văn hóa.... của Tỉnh đó, đều có gian trưng bày đồ gỗ mỹ nghệ hoành tráng. Tất cả mọi người vào xem, trong ánh mắt họ đều hiện lên khát khao, ước muốn sở hữu.  Khi nhìn đó TÔI  Cảm giác thật phẫn nộ, họ có biết đó là cả một LINH HỒN của rừng không? Chỉ vì thú vui sở hữu dị ngợm của chúng ta mà Rừng bị tàn phá, đục đẽo nằm trơ trọi mà đáng lẻ đó không phải nơi ngự trị của RỪNG.

Chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục nhận thức sâu rộng về vấn nạn này. Đừng để sau này Con cháu chúng ta hỏi "  RỪNG Ở ĐÂU, RỪNG VỀ ĐÂU". Nhưng tiếc mỗi chúng ta không thể làm được. Chỉ có một tổ chức duy nhất làm được đó là "CHÍNH QUYỀN" họ mới có đủ nguồn lưc, điều kiện quản lý, giáo dục, chế tài làm việc đó.  Nhưng đáng tiếc và đáng lên án vì còn rất nhiều CÁN BỘ, CÁC QUAN CHỨC LẮM TIỀN vẫn có VĂN HÓA ĐẠI GIA CÙNG KIỂU. Thì ta hy vọng vào đâu. 

Ví dụ như chi cục trưởng kiểm lâm ở quê Tôi cũng có thú vui với một biệt phủ toàn gỗ quý, đầy nguy nga và tráng lệ. Chắc ông nghỉ đem RỪNG về nhà ổng cho dễ quản lý.  Những người đáng lẻ ra phải hiểu LINH HỒN RỪNG và giá trị của RỪNG hơn ai hết.
Lúc nào chúng ta còn tư duy, nhận thức và thú vui đi ngược lại với văn minh, tiến bộ của con người như thế thì có hô hào trồng RỪNG, bảo vệ RỪNG đều vô ích. RỪNG Tiếp tục bị tàn phá thôi!
trận lũ Miền Trung quê Tôi vừa rồi chúng ta mới thấy giá trị của Rừng biết bao! Âu mà ĐẠI GIA lắm tiền với những căn nhà nguy nga,tráng lệ nhưng cũng chắc chắn và an toàn kia thì sao biết được. Chỉ có những người dân nghèo như chúng tôi mới cảm nhận rỏ ràng nhất, vì bao hậu quả nặng nề bon tôi gánh hết cho ĐẠI GIA. Bởi vậy chúng ta đừng tự an ủi" ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặp quả đó nhe" vì ĐẠI GIA gieo nhân dân nghèo gặp quả đó. 

Vinh HV

P/S: CHÚNG TA CẦN CÓ MỘT PHONG TRÀO KÊU GỌI TOÀN DÂN TẨY CHAY ĐỒ GỖ RỪNG.
RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???

RỪNG ĐI VỀ ĐÂU ???


1 nhận xét

  1. Trích :" Chỉ có những người dân nghèo như chúng tôi mới cảm nhận rỏ ràng nhất, vì bao hậu quả nặng nề bon tôi gánh hết cho ĐẠI GIA. Bởi vậy chúng ta đừng tự an ủi" ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặp quả đó nhe" vì ĐẠI GIA gieo nhân dân nghèo gặp quả đó. "

    Rất thông cảm nỗi ray rứt khắc khoải của người viết; nhưng không thể vì vậy mà đả phá cái khoa học tính của Luật Nhân Quả .
    Ở hiền gặp lành là một phần của thuyết nhân quả . Cây cho quả còn tùy thuộc vào chăm bón , tưới tắm .... Có cây cho quả sớm , có cây cho quả muộn ; chẳng hạn măng cụt , 30 năm sau mới thu hoạch !
    Cổ nhân cũng nói : Hiền gỉa hoá ngu . Hiền trong chừng mực , mức độ nào đó thì tốt . Hiền quá hoá ngu cũng là cội nguồn của đau khổ ; hiền quá làm mình thành u mê , si dại !
    Người viết có thể dùng ngôn ngữ địa phương , chứ DỊ NGỢM , ít người biết . "Người ngợm gì mà dị hợm làm sao , hoặc hợm hĩnh làm sao "; đó là câu thường nghe , còn dị ngợm thì quả là từ mới sản sinh sau 75 !!!

    Trả lờiXóa