Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ SAIGON ĐẾN ANGKOR WAT CỦA ÔNG HOÀNG

Từ Saigon đến Angkor Wat của Ông Hoàng  Tờ quảng cáo xe ở Saigon năm 1927. Đây cũng là chiếc chiến mã đầu tiên mà Ông Hoàng, người xây Lầu Ô...

Từ Saigon đến Angkor Wat của Ông Hoàng 

Tờ quảng cáo xe ở Saigon năm 1927. Đây cũng là chiếc chiến mã đầu tiên mà Ông Hoàng, người xây Lầu Ông Hoàng, ở Phan Thiết, và là chủ nhân khách sạn Continental, đã đem từ Pháp đến Saigon. Năm 1908, ông cũng là người đầu tiên làm cuộc hành trình đầy mạo hiểm xuyên Saigon - Angkor Wat. 

Sài Gòn những năm 1900 là nơi thích hợp cho những tay Thực dân có máu phiêu lưu. Theo Công tước, Ferdinand d'Orléans (1884-1924) cháu nội Vua Louis Đệ Nhất là người có máu mạo hiểm. Ông thích săn bắn, nên khi đến Việt Nam, thì mê mẩn vì sự hoang dã của thiên nhiên. Trong cuốn "Đại Lục Saigon."  Philippe Franchini viết, Saigon lúc đó 1929 là nơi săn bắn của các công tử quyền quý, giới Thực dân Pháp. Trong khu vực Thủ Đức, sát Thủ đô Saigon người ta có thể nghe tiếng kèn gọi chó của dân đi săn, tiếng chó săn sủa thú rừng, và những người An Nam có lúc đã bỏ chạy tán loạn vì kinh sợ. 

Năm 1908, Ông Hoàng mạo hiểm lái con chiến mã đi du hành từ Saigon đến Angkor Wat. Chuyến đi mà thời đó, ai cũng cho là điên rồ. Ông tường thuật lại trong cuốn sách "Từ Saigon đến Angkor Wat năm 1908" như vậy. Ông viết,  "Ngày 14, tháng 4 năm 1908 là ngày vô cùng quan trọng, vì con "chiến mã" đã ca khúc khải hoàn. Nó đã hoàn thành một trọng trách ngoại hạng, mà chưa có chiếc xe nào có thể đạt nổi. Chừng 7giờ sáng, khi chúng tôi tiến vào con đường chính, dẩn vào khu hồ có hàng ngàn người dân Cambot đã tề tựu thành từng nhóm, để nhìn cho tận mắt chiếc xe nổi tiếng, đang lăn bánh, nhả khói chạy qua.....Trong suốt cuộc hành trình trọn vẹn này, con "chiến mã" đã đi qua biết bao đoạn đường, có lúc phải nhờ người dân bên đường kéo dùm, và cả trâu bò nửa....". 

Ông Hoàng mất lúc còn trẻ, mới chỉ có 40 tuổi. Có thông tin viết, ông bị mắc một chứng bệnh từ Đông Dương, tin khác cho là chính "Ả phù dung" ở xứ An Nam đã làm ông bỏ mạng. Rất tiếc, tòa "Lầu Ông Hoàng", ông xây ở Phan Thiết năm 1917, đã bị tàn phá theo thời gian. Hiện nay,  không còn lại một dấu tích, hình ảnh nào, dù người viết đã cố truy tìm tông tích.

Đỗ T. Công




















Không có nhận xét nào