Đường Ga xe lửa trên nước Việt Những nhà Ga trên nước Việt từ thế kỷ 18. Ngay cả tận cùng Ải Nam Quan, cũng có tuyến đường xe lửa. Theo bưu ...
Đường Ga xe lửa trên nước Việt
Những nhà Ga trên nước Việt từ thế kỷ 18. Ngay cả tận cùng Ải Nam Quan, cũng có tuyến đường xe lửa. Theo bưu thiếp còn xót lại cho thấy, đây là cuối đường của miền Bắc.
Không những chỉ có những con tàu và đường sắt chạy dài nước Việt, người Pháp còn để lại những cây cầu sắt, mà hơn 200 năm qua vẫn không hề hấn gì. Những trạm Ga nhỏ với những kiến trúc của Thực dân, và nhà cửa xây dựng phục vụ cho đường sắt Việt Nam, dấu ấn một giai đoạn lịch sử. Hồi nhỏ, lâu lâu tôi được ngồi trong toa đầu máy xe lửa chạy bằng than, có lúc được Ông Hai cho kéo còi khi xe đến gần Ga Mương Mán. Ông Hai già là người lái xe lửa, hai Vợ Chồng ông thân với gia đình, nên tôi được ưu tiên ngồi trong toa đầu máy khi Ông lái, một cơ hội mà bọn trẻ con thèm khát và tò mò.
Chiều trên cánh đồng những con cò bay lã bay la
Con vện ngõm mỏ nhìn đàn gà ríu rít
Có con chó con vừa mở mắt chào đời
Mùa nước lũ câu cá tắm sông
Trưa hè trốn ngủ đi đá dế
Chạy theo những chú lính GI to tê
Xin vài thỏi kẹo chewing gum lạ lẫm
Buổi tối còn ngái ngủ
Bị lôi xuống hầm trú ẩn đạn bom
VC về làng mỗi đêm như cơm bữa
Đắp mô gài mìn nghe bình thường như ám sát và tử hình ác ôn
Hôm qua du kích về làng
Vướng mìn chết thảm nên thây không còn
Bên kia núi súng đại bác Mỹ bắn ầm ầm
Vẫn có tiếng gỏ cửa đòi người hay đóng thuế
Chiến tranh khốc liệt, đường xe lửa không còn an toàn. Du kích cộng sản phá đường rầy, đặt mìn hay phục kích xe lửa giữa rừng. Xe lửa chạy phải có lính “An ninh thiết lộ” đi theo bảo vệ. Vài năm sau, thì cũng không giữ được. Ngành đường sắt hết chạy, những toa xe lửa nằm hoang la liệt, bỏ trống và trở thành nơi phóng uế của bọn trẻ. Những hàng bánh mì, cơm gà, nước trà đá hay bán lặt vặt mít, ổi, mãng cầu ở ga Mường Mán, cũng biến mất theo số phận của các toa tàu.
Bây giờ thì xưa rồi
Còn ai biết lính an ninh thiết lộ
Ấp chiến lược gỏ nồi niêu báo động khi cộng sản về làng
Tiếng còi tàu dài lê thê
Bánh xe lửa nghiến keng kéc trên thanh ray khi về bến
Nhớ lời rao ai ăn cháo Gà trên Ga Mương Mán
Và trái lựu đạn gài quên lấy về buổi sáng
Bà Tư cháo Gà đã vĩnh biệt kiếp nghèo
Mãi sau 1975, khi không còn cảnh đặt mìn, phá đường, phục kích nữa; thì xe lửa mới chạy trở lại từ Nam ra Bắc.
Đỗ T. Công
Mủi lòng khi đọc những dòng trên !
Trả lờiXóaThằng xây , thằng phá ! Đường hỏa xa Việt Nam một độc đáo của thế giới . Sau ngày mạt kiếp , đỉnh cao trí tuệ cướp xong , phá sạch , bèn đem bán sắt vụn đầu và toa tầu cùng đường rầy độc nhất vô nhị chỉ còn có tại Việt Nam : đó là đường rầy có móc ở giữa , đầu tầu sẽ móc bám vào , khi leo lên những quãng có độ dốc cao .
Thụy sĩ là nước làm ra đường tàu này , làm ra đầu tầu này . Khi nghe tin VN bán sắt vụn Thụy sĩ đã bay sang mua đem về , lau chùi sạch sẽ , giữ làm báu vật , hốt bạc !
Còn đỉnh cao trí tuệ .... chê không xài , bán sắt vụn !!!! He ....he .... he ....