Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ BÀI VIẾT XỨ ĐÀNG TRONG CỦA THẦY PGS TS NGUYỄN VĂN KIM TỆ QUÁ

Về bài viết Xứ Đàng Trong của thầy PGS TS Nguyễn Văn Kim tệ quá Tức là bài viết Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ tương tác quyền lực khu ...

Về bài viết Xứ Đàng Trong của thầy PGS TS Nguyễn Văn Kim tệ quá
Tức là bài viết Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ tương tác quyền lực khu vực (xem >> https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/x-ang-trong-trong-cac-mi-quan-h-va-tng-tac-quyn-lc-khu-vc-pgsts-nguyn-vn-kim/)

Về bài viết Xứ Đàng Trong của thầy PGS TS Nguyễn Văn Kim tệ quá

Vài ví dụ:
****

1. Thầy viết "Nguyễn Hoàng đã lựa chọn rồi quyết định dựa vào Phật giáo, dựa vào tư tưởng quảng đại, khoan dung của Phật đạo và lấy đó làm nền tảng căn bản cho việc hoạch định các chính sách"
Nhưng chúng ta không biết thầy Kim dựa vào đâu mà kết luận như thế này ? Không hiểu các chính sách quốc gia nào của chúa Tiên Nguyễn Hoàng là từ "tư tưởng quảng đại, khoan dung của Phật đạo" như thầy Kim nêu ra bạn nhỉ ?

Chứ còn việc chúa Nguyễn Hoàng được gọi là chúa Tiên, chúa Nguyễn Phước Nguyên được gọi là chúa Sãi, có khi đó là các chúa lấy mô hình Thiên Vương của các quốc gia Đông Nam Á để cai trị đấy chứ, có liên quan gì đến "tư tưởng quảng đại, khoan dung của Phật đạo" như thầy Kim lập luận đâu ta ? 



****

2. Thầy viết "Ở vùng Thuận – Quảng, Nguyễn Hoàng đã cho lập 12 dinh, đứng đầu là các võ quan gọi là Trưởng dinh hay Trấn thủ"



Nhưng ô hay, làm gì thời chúa Nguyễn Hoàng chỉ có 2 xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, mà lại có thể chia ra thành 12 dinh nhỉ ?



Mà thật ra, sử Đại Nam Thực Lục viết như thế này "Năm Giáp Tý 1744 ... Buổi quốc sơ, bờ cõi một ngày một mở mang, chia đặt cả cõi làm 12 dinh : ở ái Tử gọi là Cựu dinh, ở An Trạch gọi là Quảng Bình dinh, ở Võ Xá gọi là Lưu Đồn dinh, ở Thổ Ngõa gọi là Bố Chính dinh, ở Quảng Nam gọi là Diên Khánh Bình Khang gọi là Bình Khang dinh, ở Bình Thuận gọi là Bình Thuận dinh, ở Phước Long gọi là Trấn Biên dinh, ở Tân Bình gọi là Phiên Trấn dinh, ở Định Viễn gọi là Long Hồ dinh. Các dinh đều đặt trấn thủ, cai bạ và ký lục để cai trị."



****

3. Thầy viết "Theo các nguồn tư liệu phương Tây thì từ năm 1515, thuyền buôn Bồ Đào Nha đã đến Faifo (Hội An) và từ những năm 1540 thì cập bến thường xuyên thương cảng này" [21]



Và thầy viết chú thích [21] là "Theo P.Y. Manguin thì năm 1516, Bồ Đào Nha đã cho thuyền đến cảng Chămpa, năm 1623 đã chính thức đầu tiên với bờ biển Chămpa là năm 1523 nhưng theo A.Lamb thì quan hệ này không đều đặn. Từ năm 1540, người Bồ đến Faifo một cách đều đặn. Như vậy, người Bồ Đào Nha là những người châu Âu đến Đàng Trong sớm nhất và từ năm 1584 đã có một số người Bồ sống thường xuyên ở Đàng Trong. Xem Pierre-Yves Manguin: Les Portuguese sur les cotes du Viet Nam et du Campa, Ecole Fraicaise d’Extrême-Orient, Paris, 1972, p.3; và Alastair Lamb: The Mandarin Road to Old Hue, Clarke, Irwin & Co.Ltd, Toronto, 1970, p.19."



Nhưng đáng tiếc, câu lập luận này là thầy lấy từ quyển Nguyen Cochinchina của cô Li Tana, rồi thầy cắt xén đi đó bạn  



Bởi vì trong quyển Nguyen Cochinchina trang 72, cô Li Tan viết rất rõ là "According to Manguin, Portuguese first contacted Vietnamese in 1516 ... While Lamb claimed that Portuguese began to visit "Fai-fo" (the European name for Hội An) regularly from about 1540, it seems unlikely that regular trade would have begun before the 1550s, when the Portuguese  took Macao ..."

Như vậy thì thầy Kim đã cắt đi cái đoạn kết luận quan trọng mà cô Li Tana nêu ra, tức là mặc dù học giả Lamb có nêu ra về người Bồ đã đến Hội An đều đặn bắt đầu từ năm 1540, nhưng theo cô Li Tana, điều này không là chắc chắn vì mối thương mại ổn định này chỉ có bắt đầu trước những năm 1550s, khi người Bồ đã lấy Macao kìa.



Nhưng vào bài viết nghiên cứu của thầy Kim, thì hóa ra thầy giấu cả việc đây là từ reference của cô Li Tana, và thầy cắt xén luôn câu kết luận quan trọng của cô Li Tana về vụ người Bồ và Hội An.

****

4. Thầy viết "Từ sau năm 1672 ... ở Quảng Đông, một tổ chức thương mại lớn là “Thập tam hãng” đã được thành lập với mục tiêu “cung cấp cho tàu châu Âu các sản phẩm của Việt Nam và đồng thời cung cấp cho Việt Nam hàng Trung Hoa và sản phẩm của châu Âu mà Việt Nam cần"



Và thầy cho chú thích là từ bài viết của thầy Trần Kinh Hòa



Nhưng đáng tiếc Thập Tam Hãng (The Thirteen Factories) làm gì mà được lập ra chỉ với mục tiêu cung cấp cho tàu châu Âu các sản phẩm của Việt Nam và ngược lại đâu bạn ? Việt Nam đã bao giờ mà quan trọng đến vậy trong thế kỷ XVI / XVIII đâu ta ? Chả phải chúng ta còn biết là ở Đàng Ngoài, sau năm 1672, thương mại bắt đầu đi xuống và đến những năm 1690s, thì thương nhân ngoại quốc dọn đi ra khỏi hết Đàng Ngoài hay sao ?



Mà Thập Tam Hãng thật ra là như thế này >> https://en.wikipedia.org/wiki/Thirteen_Factories. Bạn tha hồ tra thêm mạng để tìm hiểu thêm



Nên không hiểu khi viết về Thập Tam Hãng, thầy Kim có tra gì về Thập Tam Hãng không ?



Mà một lập luận rất đơn giản là, nếu người Âu cần đến việc thương mại với Việt Nam, sao người ta phải qua Trung Quốc lập 13 hãng để làm gì vậy ? 



****

Một bài viết không quá dài, không quá khó, mà lại có những vấn đề như thế, có là xấu hổ không ? 

Và nhất là, tại sao thầy Nguyễn Văn Kim đã là một PGS TS, mà khi dẫn nguồn, lại không viết hẳn phần reference gốc, mà lại cố tình giấu đi rồi cắt xén luôn phần lập luận gốc để làm chi vậy ? Thầy nghiên cứu như thế này, có thấy xấu hổ không ?

Đây thầy Nguyễn Văn Kim, hiện giờ đang là GS TS, Ủy viên Hội đồng khoa học Khoa Lịch sử, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và Chính sách, Giám đốc Trung tâm Biển và Hải đảo Trường ĐH KHXH & NV (xem >> https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/li-lich-khoa-hoc-gs-ts-nguyen-van-kim/)
Về bài viết Xứ Đàng Trong của thầy PGS TS Nguyễn Văn Kim tệ quá




Regards,

Brian

Không có nhận xét nào