Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ CÁI TÊN BÀ ĐEN CỦA TỈNH TÂY NINH

Về cái tên Bà Đen của tỉnh Tây Ninh hay đáng lý ra chúng ta nên gọi núi Bà Đen là núi Đỉnh Bà đó bạn  Trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí...

Về cái tên Bà Đen của tỉnh Tây Ninh

hay đáng lý ra chúng ta nên gọi núi Bà Đen là núi Đỉnh Bà đó bạn 

Trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (viết năm 1806) quyển 2 thì cái tên này được viết là Mụ Điên Sơn 媒顛山.  

Nhưng đáng tiếc là dịch giả Phan Đăng đã dịch ra thành "núi Mụ Đen" theo cách gọi của người Việt ngày nay.

Vậy chữ Điên 顛 Hán ngữ này nghĩa là gì ? Thì nó có nghĩa là chóp đỉnh, đỉnh đầu, chỗ cao nhất, ngọn, ví dụ như Sơn Điên 顛山 tức là đỉnh núi.

Nên vì vậy rất có thể chữ Mụ Điên 媒顛 có nghĩa là chóp (núi vinh danh tên) Bà, hay đỉnh Bà.  Vậy Mụ Điên sơn là núi Đỉnh Bà đó bạn.

Và tại làm sao mà người Việt lại gọi núi này là núi Đỉnh Bà ? Là bởi vì đây là một ngọn núi cao nhất, mà như sách Gia Định Thành Thông Chí đã viết "Cả trấn đều kính ngưỡng, ở cách trấn về phía Tây 261 dặm rưỡi", hay như sách Đại Nam Nhất Thống Chí quyển tỉnh Gia Định nêu ra là "Núi Linh Sơn: ở cách huyện Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây nam giáp địa giới nước Cao Miên ...".  

Như vậy cái tên Mụ Điên Sơn 媒顛山 chính là một cái tên địa danh thuần Hán ngữ, tức là theo tiếng Việt ta, gọi là núi Đỉnh Bà, chứ không hẳn có liên quan gì đến các truyền thuyết Bà đen, nàng Lê Thị Hương, hay tên gốc Chăm Chơk Juk gì cả.

Và cũng rất có thể, khi ngài Trịnh Hoài Đức viết sách Gia Định Thành Thông Chí, thì chắc là ngài đã viết theo một dạng tên Hán ngữ khác là, Bà Đỉnh sơn (婆頂山) tức là núi Đỉnh Bà.  Nhưng rồi khi người ta viết lại bộ Gia Định Thành Thông Chí (vì chúng ta hoàn toàn không còn có bản gốc Gia Định Thành Thông Chí do ngài Trịnh Hoài Đức viết), ai đó đã viết thành ra là Bà Đinh sơn (婆丁山). Do vậy mà cái tên Bà Đinh sơn này không còn có nghĩa gì cả, và thế là từ đó đến nay người Việt lại gọi là núi Bà Đinh.

Do đó, nếu chúng ta đọc Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, thì cái tên núi này có tên Hán ngữ rất đẹp là Mụ Điên sơn 媒顛山, tức núi Đỉnh Bà, nhưng do vì quyển Gia Định Thành Thông Chí (bị) viết (lại) thành ra là núi Bà Đinh 婆丁山, nên chả ai hiểu là gì cả. Rồi người Việt đọc trại thành Bà Đen (rồi người Pháp theo đó mà đọc), nên chúng ta ngày nay mới có cái tên địa danh Bà Đen, kèm theo đủ thứ huyền sử linh tinh người ta cho vào.

Và lý giải về tên Bà Đen có thể đến từ tín ngưỡng Niềng Khmau (Bà Đen) mà thầy Nguyễn Thanh Lợi đưa ra (xem >> https://doanhnhanplus.vn/ve-ten-goi-nui-ba-den-492009.html), thì chắc là không đúng rồi.  Không đúng là bởi vì theo trang này (xem >> https://en.wikipedia.org/wiki/Yeay_Mao), thì tín ngưỡng Yeay Mao được phổ biến ở các vùng duyên hải (tựa như tục thờ Bà Thiên Hậu ở các vùng duyên hải của người Tàu phía nam Trung Quốc).  Mà núi Bà Đen thì nằm tuốt luốt trong rừng sâu thì người ta thờ bà để làm gì ?
Về cái tên Bà Đen của tỉnh Tây Ninh


Vậy nếu đúng là cái tên núi Bà Đen là để tôn thờ một Bà nào đó, thì tên núi ấy, chắc là tên Hán ngữ  100% mà người Việt đặt ra, tên là Mụ Điên sơn 媒顛山 tức núi Đỉnh Bà, để ca tụng ngọn núi rất cao này (theo người Việt sống tại đây), chứ không có liên quan gì đến truyền thuyết Bà Đen, nàng Lê Thị Hương, hay tên gốc Chăm Chơk Juk gì cả.

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi 

Thanks
Brian


Không có nhận xét nào