Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHOÁNG VỚI BÁO THANH NIÊN VIẾT VỀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

CHOÁNG VỚI BÁO THANH NIÊN VIẾT VỀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Cái nhà báo Thái Hoàng nào đó hùa theo dư luận để khen/chê đề thi học sinh giỏi văn H...

CHOÁNG VỚI BÁO THANH NIÊN VIẾT VỀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Cái nhà báo Thái Hoàng nào đó hùa theo dư luận để khen/chê đề thi học sinh giỏi văn Hà Nội, tôi đọc thấy choáng hơn khi đọc đề thi.

Trước hết là choáng với câu mở bài: "Đề thi gồm hai câu hỏi. Cả hai đều yêu cầu học sinh viết bài văn trong thời gian 150 phút". Diễn đạt "cả hai đều... 150 phút". Hoá ra đề thi bắt học sinh làm đến 300 phút?

Sau đó choáng với lời khen đẩy đưa ở Câu 1.  Nhà báo tán nhảm: "Đây là một câu chuyện đẹp, ý nghĩa về tình bạn, về những suy nghĩ, hành động ngây thơ, trong sáng của trẻ con khi biết quan tâm bạn, giúp bạn ấy không phải sửa xe mà “khóc giùm”. Với tình trạng bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trong nhiều tháng qua thì câu chuyện này càng thêm ý nghĩa". 

Bài trước tôi nói vui, rằng có thể người ra đề đồng nhất nghĩa "khóc giùm" với "giúp bạn ấy khóc". Không ngờ nhà báo này xem "khóc giùm" đồng nghĩa với "giúp bạn ấy" khóc thật! Trước đó, đọc bài của TS. Trịnh Thu Tuyết trên báo Dân trí, bà ta nói nhì nhằng như kẹo kéo rồi cũng đồng nhất "khóc giùm" với "giúp bạn ấy khóc". Vậy là dốt tiếng Việt có hệ thống. Dốt tiếng Việt đến mức đó mà cũng viết báo, cũng leo đến học vị tiến sĩ!

Ông Thuyết, ông Thống đến lúc phải nghiêm túc xem lại cách dạy học tiếng Việt hiện nay. Bắt học sinh phổ thông học đủ thứ ngữ âm, từ vựng, cú pháp, kể cả ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học mà khi leo đến trình độ tiến sĩ vẫn hiểu sai, viết sai. Sai như đứa trẻ trâu chưa đi học!

Choáng nhất vẫn là lối khen vô tội vạ về Câu 1 của đề thi. Nào là câu chuyện đẹp, nào là tình bạn, nào là sự ngây thơ, trong sáng... Lại còn xem câu chuyện "càng thêm có ý nghĩa" khi bạo lực học đường đang diễn ra liên tục? Đúng là nhảm hơn cả nhảm. Nhà báo lấy cái nhảm của mình chồng lên cái nhảm của đề thi. Bạn không khóc được, chỉ có thể móc họng hoặc tát tai để "giúp bạn ấy khóc" mà chống được bạo lực học đường mới là thiên tài!

Trong khi khen Câu 1 thì bài báo lại "choáng" với Câu 2. Nhà báo cho rằng câu này khó vì quá "hàn lâm", "bác học": "Đề thi này phù hợp với những người đã và đang nghiên cứu, những tiến sĩ, giáo sư lý luận văn học". Hàn lâm, bác học cái con khỉ! Đề tài, chủ đề đã là nội dung của tác phẩm, bao gồm đối tượng và phạm vi miêu tả, và nội dung đó được triển khai xuyên suốt tác phẩm. Đem đồng nhất đề tài, chủ đề với "chủ ngữ", nội dung với "vị ngữ" của câu thì là lý luận cối xay cùn chứ hàn lâm bác học cái gì?

Câu 2 chỉ rối ở sự so sánh khập khiễng trong phần trích dẫn sách Lý luận văn học, dẫn đến làm rối não học sinh chứ không phải khó. Nếu vứt cái đoạn trích cối xay cùn ấy đi mà diễn đạt thế này thì đề sẽ sáng sủa hẳn: "Từ đề tài, chủ đề mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của nội dung trong một vài tác phẩm ở chương trình ngữ văn trung học cơ sở”. Không chỉ sáng sủa mà còn có thể xem là hay, vì đề rất mở, học sinh tự do làm bài bằng sự "yêu thích" của mình.

Kết luận, nhờ lộ cái đề thi này mà giáo dục Việt Nam lộ ra cái dốt có hệ thống. Dốt vậy mà ra đề và chấm thi học sinh giỏi thì chấm kiểu gì?

Chu Mộng Long
------
Link Báo Thanh niên:
https://thanhnien.vn/giao-duc/cau-chuyen-giao-duc-de-thi-hoc-sinh-gioi-danh-cho-tien-si-giao-su-1329919.html?io_utm_social=fanpage&fbclid=IwAR1yNYMqb-jG0_c7jaBKuz6e2tnFWOEeoLyXbstq3E1_DO_yqJDPT_U7MVc




1 nhận xét

  1. Thảo nào bộ ráo rục còn được gọi bô dâm dục mới đây đề nghị : giáo chức dạy trung học phổ thông cần phải có bằng thạc sĩ !
    Quả là uyên bác , nhìn xa trông rộng . Xin hỏi thêm : vậy dạy đại học hay học đại , thì phải có bằng cấp gì ??

    Học đại Đông Đô dạy và bán bằng là do các thạc sĩ tiến sĩ .... bằng cấp ngất nghểu , đầy mình ... cả nhá . Rõ nỡm !!!!

    Trả lờiXóa