“Di tích lịch sử” Bạch Đằng giang !!!? Từ trước đến nay tôi luôn cho rằng khu đền Tràng Kênh (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) được Lê văn Thà...
“Di tích lịch sử” Bạch Đằng giang !!!?
Từ trước đến nay tôi luôn cho rằng khu đền Tràng Kênh (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) được Lê văn Thành (bí thư Hải Phòng) và chính quyền Hải Phòng TỰ GỌI là khu “di tích” Bạch Đằng Giang thôi, chứ thực ra chưa có quyết định nào công nhận đó là di tích cả. Nhưng Thành và anh em chính quyền Hải Phòng cứ lập lờ gọi là “di tích” chờ đến ngày nó được biến hóa thành “di tích”. Vậy mà ngày đó cũng đến thật mới hay!!! Ngày đó đến đồng nghĩa với việc nhận định và phân tích của tôi trước đây là hoàn toàn chính xác. Sau buổi đón nhận này, trên văn bản giấy tờ được hợp thức hóa, việc gọi khu này là “di tích lịch sử” thì đúng là khó bị bắt bẻ hơn chút rồi.
Ngày 2/1/2021, Hải Phòng sẽ tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (oách quá) cho khu “di tích” Bạch Đằng giang. Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng, lễ đón nhận sẽ được VTV1 và THP Hải Phòng truyền hình trực tiếp trên khung giờ vàng lúc 19:30 ngày 2/1/2021, lại còn được bắn pháo hoa với 90 bệ phóng để ăn mừng. Trước nay có lễ đón nhận xếp hạng di tích nào được truyền hình trực tiếp trên khung giờ vàng và được bắn pháo hoa như vậy không ?!!!
Ta thử xem khu “di tích” này phù hợp với căn cứ pháp lý nào để được coi là di tích lịch sử (mà cấp quốc gia mới kinh). Theo qui định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Di sản Văn hóa 2002 thì Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
(a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;
(b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
(c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
(d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
(đ) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
Nếu dựa theo tiêu chí (a) mà xếp hạng khu này là di tích lịch sử thì có lẽ bất kì khu nào bên bờ sông Bạch Đằng cũng thỏa mãn điều kiện này để trở thành di tích lịch sử !!!
Khu này không thỏa mãn được tiêu chí (b). Khu này mới được Lê văn Thành chỉ đạo xây dựng từ 2011 (khi Thành bắt đầu tham gia vào chính quyền Hải Phòng với chức phó chủ tịch UBND TP) đến nay. Nói chính xác thì khu này gắn với thân thế và sự nghiệp sưu tầm bia lưu niệm và phát ấn của Thành. Có điều nếu chỉ cần điều tra vụ Thành ký duyệt khái toán khống thêm gần 280 tỷ cho việc giải phóng mặt bằng và lấy gần 1 triệu m2 đất xây dựng khu này khéo Thành trở thành tội đồ (thay vì là anh hùng hay danh nhân như tiêu chí đề ra). Mọi người có thể tìm hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của Thành ở đây https://www.facebook.com/thanghanh217/posts/10218082050023220.
Tiêu chí (c) và (d) chắc chẳng liên quan gì rồi. Làm gì có giá trị khảo cổ gì ở đây. Thế nên Thành mới phải chỉ đạo làm cái bãi cọc bê tông giả thẳng hàng tăm tắp như những cây bút chì vót nhọn của các cháu tiểu học. Thủy triểu lên xuống vô tư không che nổi bãi cọc bê tông mô phỏng chống giặc của Thành. Tiếng là di tích lịch sử nhưng có cái cọc thật được trưng bày trong tủ kính thì lại là cọc mượn từ bên Quảng Ninh mới hay.
Tiêu chí (đ) có khi để anh em kiến trúc sư đánh giá về cái sàn bê tông áp chế mặt sông nó mỹ thuật ra sao biểu hiện tầm văn hóa của người chỉ đạo xây dựng thế nào. Ngoài ra có mấy tấm bia đá lưu niệm, trong đó có 2 tấm đặc biệt thú vị thể hiện rằng tuy Thành không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm với đương kim thủ tướng, nhưng nguyện được trồng bia cùng năm cùng tháng cùng ngày 22/5/2016 (hình 2). Thân thiết thế cơ mà.
Tóm lại từ các căn cứ trên, ta mới thấy ảo thuật thời nay hay ho thế nào. Khoảng 2 chục tiếng đồng hồ nữa thôi là khu này được truyền hình trực tiếp đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia. Mấy ngày nay anh em tuyên giáo với văn hóa của Hải Phòng đang hăng hái phát động phong trào tuyên truyền và cổ động cho khu này. Lịch sử mà phải cần đến tuyên truyền và cổ động thì lăng nhăng vớ vẩn rồi. Nhưng đó vẫn lại là cách dạy và học sử của hệ thống giáo dục của ta từ trước đến nay. Cách học và dạy sử của ta vẫn chủ yếu là học thuộc các sự kiện theo hướng tuyên truyền nhồi sọ, chứ không phải là tiếp cận theo tinh thần coi lịch sử như là ngành khoa học. Nghiên cứu lịch sử không hề dễ, cần phải có tư duy logic tốt và cần kiến thức tổng hợp liên ngành mới có thể làm được.
Cái chỗ Thành dùng để khấn vái, phát ấn và sưu tầm bia lưu niệm mới như vậy thôi mà đã được công nhận là di tích lịch sử thì chả mấy chốc mấy khu (cách đó hơn 15 km) có mấy cái cọc còn chưa xác định được niêm đại sẽ được đầu tư cả ngàn tỷ để được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia thôi nếu đại ca của Thành và Thành thuận buồn xuôi gió trong nhiệm kỳ tới này.
Sắp đại hội đảng đến nơi rồi, trong lúc đại dịch, mà Thành lại đốn đáo tổ chức sự kiện đón danh hiệu di tích kiểu này!!! Nghe nói Thành muốn mời các quan chức trung ương và bí thư tất cả các tỉnh thành đến dự để tranh thủ có sự ủng hộ cho tham vọng vị trí uỷ viên TƯ tại đại hội sắp tới. Gần đây, Thành chỉ đạo Hải Phòng tặng 550 tấn xi măng cho tỉnh Thái Bình xây dựng tượng đài kỷ niệm gì đó. Xi măng đối với Thành là của nhà trồng được. Vụ này Hải Phòng sẽ mua xi măng của Vicem Hải Phòng, góp phần cắt lỗ lũy kế mấy trăm tỷ từ thời Thành làm giám đốc cty này (https://thuonghieucongluan.com.vn/vicem-ganh-khoan-lo-nghin-ty-a62094.html). Xem ra những điều này như là chỉ dấu gì đó cho các vị trí nhân sự cấp siêu cao trong nhiệm kỳ sắp tới mà chiếc ghế bí thư Hải Phòng mà Thành đang giữ sẽ bị ảnh hưởng ghê gớm. Không tranh thủ xin công nhận di tích lúc này thì e là sẽ không còn cơ hội cho nó trở thành “di tích”. Trở thành di tích trên văn bản giấy tờ thì coi như là 1 lá chắn cho Thành. Thành lại được tiếng là có công gìn giữ văn hóa “lịch sử”, góp phần hợp thức hóa các sai phạm liên quan đến khu này.
Thang Dao
https://www.youtube.com/watch?v=stQQZs2-qmQ
Trả lờiXóa