Về các địa danh Tây Hà và Đông Hải trong bài thơ của thích Đại Sán có liên quan gì đến Đại Việt như thầy Phạm Hoàng Quân suy diễn ra không ?...
Về các địa danh Tây Hà và Đông Hải trong bài thơ của thích Đại Sán có liên quan gì đến Đại Việt như thầy Phạm Hoàng Quân suy diễn ra không ?
Trong bài viết mới nhất Tên Gọi Biển Đông Trong Thư Tịch Cổ Trung Hoa của thầy Phạm Hoàng Quân (xem >> https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/3907552669362018), thì theo thầy Quân, trong quyển Hải Ngoại Ký Sự tập 1, có bài thơ thích Đại Sán viết "秋月照西河, 沙石化成金玉聚, 春星射東海, 風濤亂勇寶珠來" diễn âm "Thu nguyệt chiếu Tây Hà, sa thạch hóa thành kim ngọc tụ, xuân tinh xạ Đông Hải, phong đào loạn dũng bửu châu lai".
Và thầy chú thích "...có thể hiểu là Trăng thu rạng rỡ Tây Hà [sông Hương], vàng ngọc tụ hội từ cát đá đã chuyển mình, sao xuân lấp lánh Đông Hải, châu báu theo về trong sóng gió ầm ào".
Nhưng chúng ta không thể biết, thầy đã khảo tra từ tư liệu nào để mà có thể khẳng định địa danh Tây Hà 西河 lại chỉ cho con sông Hương ở Huế ? Thầy không hề đưa ra chú thích cho cách lý giải này, nên việc khó hiểu ở đây là làm sao mà đã vào năm 2021, khi viết về suy diễn như thế này, mà thầy Quân, một người nghiêm túc trong việc nghiên cứu, lại không hề đưa ra cứ liệu nào cả, và chỉ viết suông như thế ?
Còn thật ra, theo mình hiểu, nếu thích Đại Sán là một vị sư nhà Phật Trung Hoa, thì chắc là ở đây, địa danh Tây Hà 西河, không phải là sông Hương gì cả, mà là để chỉ cho (con sông) Hằng Hà 恆河 ở Ấn Độ (nằm về phía Tây khi đi từ Trung Quốc nên có thể gọi Tây Hà hoặc đã bị viết sai từ Hằng Hà sang Tây Hà). Bạn để ý, là trong nhà Phật, chúng ta thường dùng thành ngữ "nhiều như cát sông Hằng". Vậy ở đây câu thơ của một vị sư nhà Phật là thích Đại Sán viết "Thu nguyệt chiếu Tây Hà sa thạch hóa thành kim ngọc tụ 秋月照西河沙石化成金玉聚" cần được hiểu là "(Khi) trăng thu rọi (xuống) Tây Hà (sông Hằng), (thì) cát đá (như) hóa thành vàng ngọc tụ (lại)", tức là chỉ cho sự hằng hà sa số của ngọc báu như cát (đá) sông Hằng vậy .
Và câu văn so sánh cát sông Hằng như thế, là rất thường có trong kinh Phật, trong văn tự Phật ngữ (ví dụ: nhiều như cát sông Hằng), để chỉ cho một con số khổng lồ không thể đếm được, chứ không có liên quan gì đến sông Hương ở Huế, là một con sông mà thích Đại Sán mới đến lần đầu tiên chưa quá vài ngày cả.
Và cũng chính vì ánh trăng soi sông Hằng làm cho cát đá nơi đây như thành ra vàng ngọc nhiều không thể đếm được, nên mới có câu đối tiếp theo là "Xuân tinh xạ Đông Hải phong đào loạn dũng bửu châu lai 春星射東海風濤亂勇寶珠來", tức là sông Hằng (Tây Hà) vĩ đại ở phía Tây, đối với biển Đông (Đông Hải) mênh mông ở phía Đông, chứ không thể nào là có sự so sánh con sông bé xíu là sông Hương với biển Đông cả.
Vậy trong câu văn trên, ngữ cảnh mà thích Đại Sán đưa ra, là khen ngợi cảnh phồn thịnh của Nam Hà, qua việc dùng hình ảnh Hằng Hà và Đông Hải, là 2 địa danh khá quen thuộc với các Phật tử Trung Hoa xưa, chứ không liên quan gì đến sông Hương ở Việt Nam và địa danh biển Đông nào của người Việt cả. Biển Đông ở trong câu văn này của thích Đại Sán, là Đông Hải của người Trung Hoa, như trong câu "Phước như Đông Hải Thọ tỷ Nam Sơn 福如東海 壽比南山" của người Trung Hoa, chứ không chỉ cho cái South China Sea (tức biển Hoa Nam) mà thầy khẳng định "nhằm chỉ vùng biển phía đông Đại Việt" vậy.
Nên không hiểu làm sao thầy Quân lại dịch câu thơ của thích Đại Sán, là một câu khen ngợi khá bình thường trong thế giới người Hoa xưa, dùng hình ảnh sông Hằng và Đông Hải, mà lại suy diễn ra đây là câu thơ có liên quan đến sông Hương và địa danh "biển Đông" của người Việt Nam ?
Có thể đây là do vì thầy Quân cần chứng minh Đông Hải trong câu thơ này là "nhằm chỉ vùng biển phía đông Đại Việt", nên thầy đã diễn câu thơ trên theo cách "nắn kiến thức" độc giả chăng ?
Nhưng có thật thầy Quân giỏi Hán ngữ và địa lý học như thế, mà lại có thể có lỗi sai dễ đến như thế này không ? Thì nhờ các bạn lên tiếng luôn ...
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào