Về địa danh Bảng Lảng ở Huế Theo bài viết Một số địa danh ở Thừa Thiên Huế của thầy Lê Trung Hoa (xem >> http://khoavanhoc-ngonngu.edu...
Về địa danh Bảng Lảng ở Huế
Theo bài viết Một số địa danh ở Thừa Thiên Huế của thầy Lê Trung Hoa (xem >> http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/en/nghien-cuu/ngon-ngu-hoc/5700-zxcczd.html), thì địa danh Bảng Lảng được giải thích như sau
****
Bảng Lảng là tên làng ở thành phố Huế. Bảng Lảng gốc là Bằng Lãng, tức Bình Lãng, nghĩa là “sóng yên”. Có thể nói đây là hiện tượng đồng hóa thanh điệu: thanh hỏi (đối với người Huế, hỏi và ngã là một thanh) đồng hóa thanh huyền thành thanh hỏi.
****
Nhưng đáng tiếc câu giải thích trên là đến từ tưởng tượng của thầy (vốn không biết hay đọc Hán Nôm)
Chứ còn nếu bạn đọc các tư liệu Hán ngữ, thì hóa ra cái địa danh Hán Việt Bằng Lãng 憑朗 (trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí) chính là tên Hán hóa của cụm từ Bảng Lảng 凭朗
Bảng Lảng nghĩa là gì ? Thì:
1. Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s541.png) >> Bỏ qua không nghĩ tới, không nhớ tới, lơ lửng, không chủ tâm
2. Theo Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển (xem >> http://www.nomfoundation.org/nom-tools/Nguyen-Trai-Quoc-Am-Tu-Dien?item=khng.&ids=114,1028,1030,1187,1311,1388,1389,1399,1441,1578,1810,2576&uiLang=vn), thì cụm từ này vốn là Lảng Bảng 朗凭, tức tương tự như Bảng Lảng
3. Còn cụm từ Hán Việt Bằng Lãng 憑朗 nghĩa là gì ? Thì Bằng 憑 có nghĩa là mặc (kệ) (no matter), Lãng 朗 có nghĩa là sáng sủa (bright), nên có lẽ Bằng Lãng 憑朗 đại khái chính là "mờ mờ ảo ảo" hay "lơ lửng" như trong âm Nôm vậy. Và dĩ nhiên 1 cách giải thích khác, Bằng Lãng 憑朗 còn có nghĩa là ánh sáng nơi nương tựa, là 1 cái tên hay cho tên làng, nhưng có thể đây là một lối chơi chữ Hán Việt sau này mà thôi.
Vậy rất có thể địa danh Bảng Lảng chính là một địa danh Nôm xưa ở Huế, mà sau đó nó đã bị Hán hóa thành ra là Bằng Lãng 憑朗 (và trong bộ Đồng Khánh Địa Dư Chí phần phủ Thừa Thiên huyện Hương Thủy viết là Bằng Lãng 憑浪 với chữ Lãng 浪 ở đây nghĩa là vô ích, tùy tiện như lãng phí).
Do đó mà không có vụ "có thể nói đây là hiện tượng đồng hóa thanh điệu" như thầy Lê Trung Hoa giải thích gì ở đây cả.
Vậy bạn rất nên thận trọng khi đọc những lời giải thích về địa danh từ các thầy bên Việt Nam, nhất là về thanh điệu gì đó. Có khi họ không đọc được Hán Nôm, thế là họ tưởng tượng ra về hiện tượng thanh điệu gì đấy để giải thích đó bạn.
Và trong bài viết trên của thầy Lê Trung Hoa, vài địa danh khác còn bị thầy giải thích sai khủng khiếp luôn, mình sẽ viết tiếp cho bạn đọc.
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào