Về tấm văn bia Phan Thanh Giản ở Văn Thánh Miếu tỉnh Vĩnh Long Tấm bia này khá nổi tiếng (xem >> https://baocantho.com.vn/van-thanh-mi...
Về tấm văn bia Phan Thanh Giản ở Văn Thánh Miếu tỉnh Vĩnh Long
Tấm bia này khá nổi tiếng (xem >> https://baocantho.com.vn/van-thanh-mieu-vinh-long-noi-the-hien-long-hieu-hoc-cua-nguoi-dan-nam-bo-a110556.html)
Nhưng ô hay, mình đọc kỹ lại về nó, thì thấy nó có hành tung "bí hiểm" như những tờ sắc phong ở Công thần miếu Vĩnh Long vậy.
Đây, mình đọc từ trang 232 đến trang 238 thuộc đặc khảo này đây >> https://nhatbook.com/wp-content/uploads/2018/12/Nhatbook-Tap-san-Su-dia-Dac-khao-Phan-Thanh-Gian.pdf.
Làm sao mà trong phần Hán ngữ của văn bia năm 1866 này, ngài Phan Thanh Giản lại có thể viết vài lần phạm húy chữ Thời 時 của vua Tự Đức đang còn sống vậy ta ?
Đó là còn chưa nói, ô kìa, bản dịch của ông / bà Tô Nam nào đó làm sao mà không dịch đoạn lạc khoản cuối "Long phi Đinh Dậu niên" vậy há ? Mà năm Đinh Dậu với niên hiệu Long Phi, có khi là năm 1957 thì sao ta ?
Có phải các cụ xưa, cũng giống như các cụ nay, khi dịch văn bia, lại giấu đi đoạn lạc khoản quan trọng cần dịch không ?
Mà với 2 điểm này, chúng ta có thể đặt câu hỏi là rất có thể chả có quan Phan Thanh Giản nào viết văn bia ấy không, có khi người Vĩnh Long tự ngụy tạo ra thì sao ?
Hay là các cụ báo Sử Địa năm xưa viết sai phần Hán ngữ bạn nhỉ ?
Đây mời bạn tham khảo
Brian
Không có nhận xét nào