Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÀO TIỀN ẢO, CÁI MỈM CƯỜI TỰ TRẤN AN VƯỢT QUA MỖI NGÀY LẠI THẬT

ĐÀO TIỀN ẢO, CÁI MỈM CƯỜI TỰ TRẤN AN VƯỢT QUA MỖI NGÀY LẠI THẬT Đâu đấy trên mạng con người ta vẫn ném đá HY VỌNG.  Thì ra, họ là những kẻ V...

Đào tiền ảo, cái mỉm cười tự trấn an vượt qua mỗi ngày lại thật

ĐÀO TIỀN ẢO, CÁI MỈM CƯỜI TỰ TRẤN AN VƯỢT QUA MỖI NGÀY LẠI THẬT


Đâu đấy trên mạng con người ta vẫn ném đá HY VỌNG.  Thì ra, họ là những kẻ VÔ VỌNG.  Đồng ý khuyến cáo chúng sanh khỏi bị lừa xuất phát từ cái tâm tốt thế nhưng phải hiểu cho thật rõ sự việc mình khuyến cáo là sự việc gì.  Ví dụ như khuyến cáo bỏ cờ bạc, rượu chè, trai gái, trộm cắp hay những vấn nạn tiêu cực thì tôi hoan nghênh đồng ý hai tay hai chân nhưng bảo là Bitcoin muốn đào phải đầu tư cả tỷ VND trở lên nay Pi đào khơi khơi trên điện thoại cầm tay là COI CHỪNG BỊ LỪA thì tôi thật sự bó tay.  Thôi cho phép nông dân tôi đơn giản hóa vấn đề một chút cho người thân và những tình yêu của tôi với từ ngữ văn nói rất nông dân nhé.

Trước hết tôi đã hiểu cụm từ hoặc câu “Khai sáng DÂN TRÍ để bắt kịp thế giới” là gì.  Muốn dân trí cao cùng tầm với thế giới tôi không thể ép con cháu tôi mang tư duy kiểu nông dân ăn chắc mặc bền, gieo hạt ngô thì có ngô ăn, nuôi con gà thì có gà ăn.  Vậy khi nào chúng có thể có cả một nông trại toàn gà hay toàn ngô bán cho toàn nước hay cả thế giới? Chủ nông trại có nhất thiết phải gieo từng hạt ngô hay nuôi từng con gà một không?

TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI DÙNG NHỮNG CỤC GẠCH ĐIỆN THOẠI CẦM TAY ĐẦU TIÊN ĐƯỢC QUYỀN NGẪNG CAO ĐẦU?

Họ có quyền như những người đang sở hữu hàng ngàn đồng Bitcoin hôm nay có quyền ngẫng cao đầu vì họ đã có điều kiện bỏ tiền mua được những cục gạch điện thoại cầm tay vào lúc bấy giờ.  Tuy nhiên, khoa học công nghệ tân tiến ngày hôm nay, con người ta không cần phải dùng đến những cục gạch, hay vác những cái máy tính xách tay to bằng cái vali đi lòng vòng trong phố để lên mạng nữa.  Họ có thể dùng một chiếc điện thoại di động nhỏ gọn ngon bổ rẻ thay thế cho những thứ ngày xưa chỉ là thứ xa xỉ. Vậy có gì là sai?  Thế thì ngày xưa cộng đồng xã hội Bitcoin ai muốn đào nhiều phải trở thành Node thì hôm nay với công nghệ mới ngon bổ rẻ thì phong trào tham gia ngon bổ rẻ cùng vì sự văn minh, tân tiến đấy mà bắt kịp theo chứ. Ai cũng nghĩ phải bỏ tiền, thật nhiều tiền tham gia thì mới có giá trị?  Thế mỗi cá nhân, cá thể, mỗi tiếng nói,  không giá trị sao?  Vậy thì xã hội văn minh ngày nay họ tôn trọng mỗi cá thể thì cớ sao lên án sự tôn trọng đấy?  Có người lên mạng cất tiếng chit chat cả ngày lẫn đêm, chẳng mang về xu nào. Có người cất tiếng tiền cát xê cao bằng lương người khác cả tháng.  Vậy thì sao?

Tại sao với cộng đồng hệ sinh thái của Pi mỗi cá nhân quan trọng đến mức người ta phải trân trọng mời mỗi người tham gia cho đào tiền mã hóa trên điện thoại?  Đương nhiên.  Ngoài giá trị người thật việc thật, và cái gọi là “cất được tiếng” của người đấy, họ còn là một chủ hộ hoặc là chủ của những thứ vật chất thượng vàng hạ cám đủ thứ trên đời.  Có những thứ tưởng như mua về dùng rồi thì vứt đi.  Tôi ví dụ.  Tôi là thành viên của Pi, tôi có một số quần áo cũ, cho từ thiện có người cám ơn, có người mắng “đồ cũ mà cũng đem cho”.  Thế nhưng tôi đưa lên mạng xã hội sinh thái Pi tôi rao, trao đổi bằng Pi, ai có Pi, ai thích thì trao đổi, ai có gì tôi đang tìm tôi bỏ Pi ra trao đổi thì có gì sai?  Tôi quan trọng trong cái xã hội sinh thái hàng trăm triệu người, đấy không?  Quan trọng chứ.

Pi rút kinh nghiệm từ Bitcoin và từ những đồng tiền mã hóa khác.  Những người lập ra Pi mục đích của họ rõ ràng là lập ra một hệ sinh thái.  Họ không muốn con người ta tham bỏ tiền tỷ ra đầu tư mua máy để đào như Bitcoin những đồng tiền mã hóa đã trở thành “SẢN PHẨM” khác.  Họ muốn mỗi người sống và chia sẻ những gì mình có và nhận lại cho những gì mình có.  Song song, họ vẫn cho những ai muốn đầu tư, muốn đào thêm trở thành Node thì đấy vẫn là quyền của những người này.  Không muốn đầu tư máy vi tính cho Node thì cứ dùng điện thoại đào Pi cho đến khi Pi ngưng không cho đào nữa.  Vậy thôi.  Có gì phải la toán lên.  Con cú.m t.àu nó còn bắt mọi người khai báo thông tin lý lịch cá nhân   ngày sinh tháng đẻ, chỗ ăn chỗ ở, chỗ sinh sống, cha mẹ bà con anh chị em họ hàng cô bác bạn bè mà mình đã tiếp xúc với những ai đấy thì sao nào?  Nó đã không cho tiền, nó bắt mình trở thành kẻ thất nghiệp xấc bấc xang bang, đang là ông chủ trở thành du thủ du thực mất trắng thì có ai nói nó không? Đang là người tung hoành đó đây bị nó cho về nhà nằm bó gối.  Làm ơn tìm ra chủ nhân tạo ra nó là ai mà phang cho nó ch.ết hộ tôi với. Nó gieo ch.ết ch.óc, đ.ọa đ.ày chứ nó có cho gì Hy Vọng đâu à?  Sao không nói về nó đi?

Nghe những người bảo đào Pi tốn thời gian, tốn pin, tốn năng lượng nếu đào Pi trên điện thoại khiến tôi vô cùng ngán ngẫm. Những người này cho tôi thấy thời gian của tôi bỏ ra cho Pi nhiều hơn thời gian họ lên mạng vào những trang xã hội như FB… tôi sẽ quỳ lạy và làm trâu làm bò gọi họ là cố nội ngay.  

Xưa nay có rất nhiều đồng tiền mã hóa ra đời, cho đến giờ cũng có nhiều đồng tiền mới đang được giới thiệu, tôi chưa bao giờ lên tiếng kêu gọi bất cứ ai tham gia vì tôi không cảm thấy “AN TOÀN” nhưng riêng về đồng Pi, tôi thấy chẳng có gì để mất ngoài những thứ KHÔNG THAM GIA Pi THÌ CŨNG ĐÃ MẤT. Mà mất từ lâu rồi.

Mất thông tin cá nhân ư? Pi chưa chắc nắm thông tin của “MỖI MỘT CON NGƯỜI” bằng cái thể chế của nơi con người đấy đáng sinh sống.  Có những quốc gia với những cán bộ lợi dụng lấy những thông tin của dân bán cho những công ty thương mại.  Trước đây, sau vườn người nông dân có một ao cá, chỉ người địa phương sống ở đấy may ra biết.  Ngày nay có một ao cá thì tự dưng chủ ao sẽ nhận được vô số quảng cáo về cá, thức ăn cho cá, dịch vụ nuôi cá, bán cá, mua cá, chăm sóc, chữa bệnh cho cá v,v… tha hồ bay đến tới tấp.  Thậm chí người nông dân còn có khư.a từ bên kia biên giới biết mà tìm đến nữa. Ai bán thông tin đấy đi?  Ai vào FB đọc bài này thì cũng đã mất thông tin của mình luôn rồi.
Sống ở đời không mấy ai cho ta một Hy Vọng.  Và nếu ta tự tìm cho mình một hy vọng mà không cần phải đánh đổi gì ngoài năm, mười giây phút một ngày thì tại sao không?  Có ai bảo bỏ công ăn việc làm, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ thời gian chất lượng sống với gia đình, bỏ người yêu bỏ luôn tiền dành dụm bao lâu nay ra đào Pi đâu?
Những kẻ xem thường từ “ĐÀO” chẳng qua họ chưa hiểu nghĩa đúng của nó.  Cũng như những kẻ gán cho đồng tiền mã hóa là tiền “ẢO” vậy.  Ảo mà dùng những đồng Bitcoin mua được bất cứ cái gì trên đời này có thể mua bằng tiền ư?  Ảo gì… mầu nhiệm thế?  Ở những ngân hàng quốc tế, thử đem một 1 tỷ VND hoặc vài đồng Bitcoin ra ngân hàng giao dịch xem họ lấy tiền nào?  Ảo gì lạ vậy?

Từ “đào” không khác gì là “đào vàng” nhưng ở Pi “đào Pi” y snghiax, và nhân văn hơn đào vàng.  Vì đào vàng nó trở thành gọi là “khai thác” mà khai thác thì ta phải bỏ tiền ra mua nhiều thứ mới có thể khai thác được lắm.  Chưa nói trả tiền để mua được thông tin vàng nằm ở đâu trong lòng đất.  Chưa nói đào vàng nó đâu phải nằm từng thỏi như vàng nằm trong tiệm hoặc ngân hàng.  Nó nằm tứ lung tung bám vào đất, đá trong lòng đất.  Ngày xưa, những người dân Mỹ 49ers đi đải hay đào vàng bị trầy da tróc vẩy, chưa nói bị lừa gạt, cướp bóc đủ thứ khi đào được vàng hoặc chưa đào được vàng thì đã chết bởi đói khát, thời tiết khắc nghiệt, côn trùng, và thú dữ. Ngày nay đâu cần phải thế.

Tại sao kiếm tiền mã hóa mà phải dùng từ “đào” khó nghe thế? Vì đơn giản nó cũng như vàng.  Lên xuống theo thị trường.  Có khi đào được một miếng vàng thì lỗ vì vàng xuống và đầu tư quá nhiều công sức và tiền bạc vào đấy như Bitcoin. Quen miệng gọi “đào”.  Bảo “đào” để nghe cho dễ hiểu chứ nếu nói “đào” tiền mã hóa đúng nghĩa thì phải cần đến chuyên gia về tiền mã hóa blockchain mới giải thích tường tận được. Nhưng với tôi, đào tiền ảo Pi, cái mỉm cười tự trấn an để tôi vượt qua mỗi ngày bị c.on b.à nó c.úm t.àu thao túng lại thật.

Chỉ có mỗi tờ giấy lộn in lên con số mà người ta còn gi.ết nhau vì nó thử hỏi, nó bắt đầu trở thành có giá trị từ đâu cho đến ngày hôm nay, thế mà nó cũng đã trở thành con số "ảo" đấy.  Tin không? Mở bóp mình ra xem thử tiền ảo (thẻ tín dụng) và tiền giấy tiền nào nhiều hơn? Nếu đứng sau tiền giấy là ngân hàng nhà nước của một quốc gia nào đấy (có thể in tiền vô tội vạ dân không biết) thì tiền mã hoá (không thể in thêm) nó có cả cộng đồng xã hội trên toàn thế giới đứng sau mà không ai phải trả phí dịch vụ trao đổi gì cho ai ngoài tiền mua cháo múc thì tại sao không? Phí đâu phải là luật? Nó là khế ước, sự thỏa thuận trao đổi với nhau.  Mắc gì phải trả phí cho… CÒ?  Mua li cà phê cho đến bất cứ thứ gì tiền giấy mua được, tiền mã hoá cũng mua được thì lý do gì bảo lừa đảo? Bitcoin, Etherium có lừa đảo không? Tưởng cũng nên nhắc lại, chàng trai trẻ người Nga  sáng lập ra đồng Etherium là học trò của tiến sỹ Nicolas Kokkalis cha đẻ của Pi Network đấy. 

Nói tóm lại bất cứ những thứ gì trên cõi đời sống vay mượn này CÓ GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI thì không phải là ảo. 

Những ai sống trong lo âu, sợ hãi, câm nín không dám cất tiếng thể hiện niềm tin và hy vọng của mình thì cuộc sống đấy của họ mới là hoàn toàn ảo bởi họ luôn dựa vào lời hứa và sự quyết định của kẻ khác. Sẽ thật là vô phúc nếu những kẻ này lại là kẻ xấu, hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều, tiền thì vẫn phải đóng.  Nợ đã ghi sẵn trong bụng mẹ ngay cả khi còn nằm trong tinh hoàn của cha.

Thế mới chết.

Tịnh Như Không
P.S. Bài tôi viết bằng con iPhone cùi bắp đang đào... Pi nên nếu có lỗi chính tả xin vui lòng thông cảm và báo cho tôi biết nhé. Dò tới dò lui, hoa cả mắt.


Không có nhận xét nào