CUỘC CHIẾN BỊ LÃNG QUÊN Hàng năm, vào ngày 17/2 một số ít cư dân mạng xã hội nhắc nhớ về cuộc chiến biên giới phía bắc với giặc bành trướng ...
CUỘC CHIẾN BỊ LÃNG QUÊN
Hàng năm, vào ngày 17/2 một số ít cư dân mạng xã hội nhắc nhớ về cuộc chiến biên giới phía bắc với giặc bành trướng tàu để vinh danh những người lính đã ngã xuống vì tổ quốc, đồng thời cảnh báo về kẻ thù ngàn năm phương bắc.
Ngày 17/2 năm 1979 trung quốc với hàng trăm ngàn quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía bắc tàn phá, bắn giết vô tội vạ cả thường dân. Sau 1 tháng tấn công, gây thiệt hại nặng nề cho phía VN cả về dân sự lẫn quân sự họ rút trở về, tuyên bố là dạy cho VN 1 bài học. Phía VN sau những giây phút bất ngờ cũng bắt đầu đánh trả ngoan cường, gây thương vong đáng kể cho bọn xâm lăng.
Cuộc chiến biên giới phía bắc này không chỉ là năm 1979, mà còn kéo dài gần cả chục năm. Bọn giặc tàu liên tục chiến tranh gây rối, phá hoại khu vực biên giới. Tháng 4/1984 chúng bất ngờ dùng đạn pháo nặng và bộ binh tấn công chiếm đóng các cao điểm khu vực Vị Xuyên, Hà Giang.
Ngày 12/7, quân đội VN tổ chức kế hoạch đánh trả, giành lại những điểm cao đã mất vào tay trung quốc. Đây là cuộc chiến có quy mô rất lớn, bao gồm nhiều sư đoàn. Địa hình nơi này hiểm trở, toàn núi đá vôi. Quân đội VN dùng cách đánh liều lĩnh nhưng bất ngờ, từ phía dưới đánh lên nên có nhiều bất lợi.
Tuy vậy cuộc tấn công này thất bại thảm hại. Có người cho là do đã bị phản bội. Một sĩ quan cao cấp của VN đã thông tin toàn bộ kế hoạch cho trung quốc. Thế là họ bình tĩnh chờ bộ đội VN bò lên các điểm tập trung rồi cứ thế mà nã đạn pháo tiêu diệt như giết 1 bầy kiến.
Cuộc chiến biên giới phía bắc thật ra vô cùng kinh khủng, nhưng đã bị cố tình lãng quên. Chính mình cũng không ngờ nó tàn khốc đến thế cho đến khi đọc được quyển bút ký - tiểu luận - điều tra Vị Xuyên & Thế Sự Việt Trung của nhà văn Phạm Viết Đào. (Hình)
Đọc mà thấy thật thương cho bộ đội VN, và vô cùng căm ghét bọn tàu khốn nạn.
Nếu như cuộc chiến nam - bắc là huynh đệ tương tàn thì cuộc chiến này đúng nghĩa là chiến tranh vệ quốc mà mức độ tàn khốc của nó không hề kém cạnh. Đọc để thấy sự gan dạ, anh dũng của người lính Việt, và sự tráo trở khốn nạn của bọn người hán tộc.
Cuộc chiến đi qua trong gần 10 năm, với hàng chục ngàn sinh mạng của người lính Việt và cả thường dân. Một số không tìm thấy xác, vĩnh viễn nằm lại nơi khe đá hay thung sâu của các dãy núi chập chùng phía bắc.
****
Tiếc là cuộc chiến vệ quốc hào hùng bi tráng này đã bị cố tình lãng quên. Mấy chục năm đã trôi qua, đã có rất nhiều tiếng nói đòi lại sự công tâm cho những người lính đã hy sinh hay vẫn còn là cựu chiến binh. Nhưng tất cả chỉ là vô vọng. Toàn bộ các phương tiện truyền thông, từ báo đài TV đều im lặng né tránh. Chỉ có gần đây cư dân mạng, những người còn quan tâm đến tình hình cố gắng cất lên tiếng nói nhỏ nhoi của mình cho những con người đã nằm xuống vì bờ cõi, đồng thời lên án bọn xâm lăng vào ngày 17/2 cần ghi nhớ này.
Ấy vậy mà trong bối cảnh ấy, có 1 bài viết hết sức ngỡ ngàng của ông tổng biên tập tờ báo Luật Khoa kêu gọi đừng nên chửi rủa lên án trung quốc, mà phải biết sống thực tế, biết chấp nhận, không nên đẩy cao tinh thần dân tộc Việt. Bài viết không khác gì gáo nước lạnh dội vào mặt những người lên tiếng kỹ niệm ngày lịch sử bi tráng này.
Bài viết cũng ngắn thôi, nhưng phải nói là quá cẩu thả, hời hợt từ cách viết văn cho đến lập luận. Tác giả đưa ra 4 lý do để ủng hộ cho kết luận của mình.
Lý do 1 và 2 tác giả cho là trung quốc là nước lớn, và VN là cửa ngõ thông ra biển của họ. Do đó họ sẽ tìm cách chiếm đoạt thôi.
Chuyện trung quốc là nước lớn đâu có gì là mới, không biết tác giả muốn đưa ra làm gì, chả lẽ cứ lớn là phải sợ? Còn việc cửa ngõ ra biển là hoàn toàn sai về kiến thức. Biên giới biển của trung quốc bắt đầu từ mạn bắc giáp với Bắc Hàn, kéo dài xuống tận phía nam. VN chỉ dính một phần nhỏ phía nam của đường biên giới biển đó, cùng với cái đảo Hải Nam nằm chình ình. Do đó VN chả có phải án ngữ gì cả, mà là do thói tham lam lộng hành, vẽ 1 đường lưỡi bò lấn gần hết biển VN, chiếm luôn các tài nguyên quan trọng trong khu vực này, bao gồm các mỏ dầu giá trị.
Lý do thứ 3 tác giả cho là nước lớn luôn kiểm soát nước nhỏ. Rồi đưa ví dụ Mỹ kiểm soát Canada và Mexico. Cái này lại càng sai. Mỹ nào mà kiểm soát được Canada? Mỹ lại càng sợ dân Mexico tràn qua nước mình chứ kiểm soát cái gì. Mỹ không cần xâm lăng Mexico luôn, chỉ cần có ý định thu nạp thôi là toàn dân Mexico đồng ý liền, giống như Puerto Rico vậy. Nhưng Mỹ đâu có thèm.
Tác giả đưa cái này để biện minh cho hành động trung quốc luôn lấn át biên giới VN. Thật là khập khiễng. Nguy hiểm nhất là đoạn này: "Tôn Trung Sơn - người được cả Trung Quốc lẫn Đài Loan tôn thờ là quốc phụ - đã tuyên bố rõ Việt Nam là phần lãnh thổ bị mất của Trung Quốc, trước sau gì cũng phải thu hồi lại.".
Chuyện thằng cha Tôn Trung Sơn là người tàu, tuyên bố gì kệ mẹ chả. Lại còn đưa thêm Đài Loan vào cho oai. VN là VN, cớ sao phải nghe lời hắn? Không hiểu tác giả muốn gửi thông điệp gì. Nhưng đọc đoạn này mình hiểu là trước sau gì bọn chúng cũng đánh chiếm VN thôi, cho nên không nên chửi bới làm gì, mà phải biết chấp nhận thực tại như thế. Nghe thiệt là cứ tưởng ông ba tàu nào nói. Bó tay.
Lý do thứ 4 nghe cũng kỳ quặc. Tác giả cho là châu Á nước nào cũng muốn xưng hùng xưng bá, không chỉ là tàu. Tác giả muốn đánh đồng Ấn độ, Nhật, Đài... để muốn nói rằng sự hung hăng tham lam của trung quốc cũng bình thường thôi. Không thấy sự khác biệt giữa tàu và Nhật, Hàn... là 1 điều hết sức kỳ dị.
***
Sau 4 lý do trên tác giả kết luận là do địa thế phải ở sát trung quốc, một nước lớn mạnh, nên VN phải biết khôn ngoan mà sống, không nên chửi bới, đẩy cao tinh thần dân tộc, sẽ bị thiệt thòi, lãnh đủ.
Phần này tác giả viết câu cú lủng củng, nhập nhằng nước đôi. Thử đọc đoạn này: "Một nước Trung Quốc dân chủ vẫn muốn yên ổn biên giới của mình, một nước Trung Quốc manh nha dân chủ hóa càng cần ổn định biên giới của mình theo nghĩa là chủ động kiểm soát được tình hình. "
Mình chả hiểu ổn định biên giới là ý thế nào? Là tiếp tục lấn át VN, hay là không gây hấn với VN để lo phát triển quốc gia? Nếu tiếp tục chủ trương lấn đất lấn biển VN như hiện tại mà tác giả dùng từ "ổn định biên giới" thì chắc tác giả phải là người tàu, không phải Việt rồi.
Tác giả kêu gọi không nên chửi trung quốc, phải tiếp cận thực dụng thực tế, nếu không thì bị thảm bại như ông Lê Duẩn.
Trong các lãnh tụ CS VN, Lê Duẩn là nhân vật quyền lực nhất, hơn cả HCM, cho tới khi ông qua đời năm 1986. Thời của ông VN đi dây giữa LX và tàu. Và ông đã chọn phía đứng về LX, vì không tin tưởng bọn tàu. Đây là 1 lựa chọn không tồi. MÌnh không hiểu nỗi ông Lê Duẩn thảm bại chỗ nào, cho tới ngày ông ta qua đời. Hay tại vì ông mà tàu mới đánh phía bắc? Nếu ngoan ngoãn nghe lời tàu sẽ không bị đánh?
Kế tiếp, tác giả lập luận nếu thực tế, thực dụng làm ăn với tàu, đừng chống tàu, chửi tàu thì đất nước mới khá giả, thịnh vượng.
Đây là cách tiếp cận của chính phủ VN hiện tại trong hơn 30 năm qua, từ khi khối đông Âu sụp đổ. VN khi đó đã ngã hẳn về phía tàu để giữ đảng, và không còn chửi bới, than phiền gì nữa, dù tàu vẫn luôn o ép, cư xử rất xấu xa. Từ đó cũng ra đời cụm từ "tàu lạ" từ "nước lạ", để chỉ việc những ngư dân miền trung bị bọn khốn nạn bách hại. Tất cả các phương tiện truyền thông đều né tránh nói đến thói hà hiếp này, kể cả khi chúng tuyên bố đường lưỡi bò hách dịch trâng tráo. Như vậy, điều tác giả mong muốn đã được thực hiện từ hơn 30 năm rồi, viết gì nữa đây.
Câu cuối là một sự sai lầm tệ hại: "Vấn đề lớn là chừng nào chính quyền còn không thừa nhận thực tế lịch sử quan hệ với Trung Quốc thì người dân sẽ tiếp tục quay lưng với chính quyền và phản đối mọi chính sách đối ngoại với Trung Quốc, bất kể chính sách đó hợp lý hay không hợp lý."
Chính quyền nào mà không thừa nhận thực tế quan hệ với trung quốc vậy? Tác giả có nằm mơ không? Hơn 30 năm qua chính quyền VN luôn nhún nhường với trung quốc đến mức tối đa có thể, áp dụng phương châm 4 tốt 16 vàng. Tác giả có bao giờ thấy chính quyền VN dám cương với trung quốc bao giờ chưa, trong hơn 30 năm qua? Thay vào đó, do cách tiếp cận thực dụng thực tế như tác giả mong muốn, VN ngày càng lệ thuộc sâu vào tq, từ chính trị lẫn kinh tế, chịu rất nhiều thiệt thòi về cả biên giới đất liền lẫn biển đảo.
Nói về thực dụng thì VN chưa đáng xách dép tq. 30 năm qua bọn chúng đã thao túng VN đến mức độ nào. Hiện tại, VN lấy của Mỹ và châu Âu chừng 30 tỷ đô/năm nhờ xuất siêu, thì giao nộp hết cho tq bằng nhập siêu. Hàng hóa rẻ của tq tràn ngập thị thường Việt, giết chết ngành công nghiệp nhẹ VN. Nông dân Việt cũng khốn khổ vì nạn kiểm soát giá của chúng. Có khi phải đổ bỏ sản phẩm của mình vì mức giá rẻ mạt. Vậy tác giả vừa ý chưa?
Rồi chỉ hơn 2 năm trước thôi, xém nữa là 3 đặc khu ở 3 miền đất nước rơi vào tay bọn tàu, cũng là do thực tế làm ăn với tàu đó. Nếu không nhờ cuộc biểu tình phản đối dữ dội của dân thì có lẽ chuyện đã rồi. Không đẩy cao tinh thần dân tộc như tác giả khuyên thì đã xong phim.
Tóm tắt lại, 1 bài viết ngắn mà vừa dở về cách viết, sai nhiều chi tiết, kiến thức hỏng nặng, lại đưa ra một thông điệp vô cùng bậy bạ. Đừng đẩy cao chủ nghĩa dân tộc ghét tàu. Hãy biết chấp nhận số phận, vì tàu là nước lớn, và trước sau sẽ thôn tính VN thôi. Chửi bới, ghét tàu cũng không được gì. Phải biết thực tế làm ăn với tàu mới có thịnh vượng. Nghe không khác gì bọn tuyên giáo của tàu.
Bài này dịch ra tiếng tàu, đưa cho Hoàn Cầu thời báo, bảo đảm có nhuận bút rất cao.
***
Thật ra, gia tài quý báu nhất của cha ông ta để lại cho con cháu, sau hàng ngàn năm giữ nước trước bọn đại hán gian tham quỷ quyệt, chính là tinh thần dân tộc và thái độ cảnh giác cao trước kẻ thù phương bắc, cho dù là thời bình hay thời chiến.
Đó là di sản quan trọng nhất cha ông ta đã đổ núi xương sông máu để có được. Không có di sản này, làm giảm nhẹ tinh thần dân tộc như tác giả khuyên, thì chỉ trong vòng nửa thế kỷ, VN sẽ không khác gì 1 tỉnh tự trị của tàu, nhất là trong giai đoạn hưng thịnh hiện nay của chúng.
Điều mà bọn tàu sợ nhất không phải là chính quyền hay quân đội Việt. Mà chính là lòng căm thù của dân Việt. Nhưng làm sao mà không căm được chứ, khi bọn chúng vẫn ngày ngày bách hại ngư dân mình, rồi tiếp tục quậy phá phần biển VN?
Tinh thần dân tộc cũng không phải là của riêng VN, tất cả các nước đều trân quý. Kể cả bọn tàu cũng kêu gọi tinh thần dân tộc để lên án Nhật mỗi khi có xung đột.
Có lẽ tác giả theo xu hướng chủ nghĩa đại đồng, anh em tất cả là nhà, nên coi nhẹ tinh thần dân tộc chăng?
Nói gì thì nói, lời nói đọi máu, chữ nghĩa có oan khiên. Làm dân dã ít học như bọn tôi có viết sai bà con chắc niệm tình tha thứ. Nhưng làm đến chức tổng biên tập mà viết những điều như trên thì thiệt là bậy bạ.
Kiến thức là khôn cùng. Điều gì mình chưa biết rõ thì đọc thêm, thu nạp thêm cho tỏ tường trước khi xuống bút. Còn ngạo mạn ta đây thì sẽ còn bị chửi dài dài. Chẳng những vậy, coi chừng có ngày trên đầu mọc chiếc đuôi sam lúc nào không hay.
Larry De King
Không những cuộc chiến bị lãng quên , người chết trận bị lãng quên .... mà ngay cả anh hùng trận chiến cũng bị lãng quên !!
Trả lờiXóaLãng quên là may mắn . Không quên mà còn nhớ đến như cựu Tr/tá Trần anh Kim hiện đang trong ngục thất , không biết sống chết ra sao ?? Dân Thái Bình sao quên nổi !!!