MẤT DẠY Câu chuyện cậu học sinh tát cô giáo dù đã xảy ra hơn nửa năm nay, nhưng khi lan truyền trên mạng, nó lại có một tác động rất lớn tr...
MẤT DẠY
Câu chuyện cậu học sinh tát cô giáo dù đã xảy ra hơn nửa năm nay, nhưng khi lan truyền trên mạng, nó lại có một tác động rất lớn trong xã hội. Nghe nói cháu học sinh đã bị kỉ luật và đã bỏ học luôn rồi.
Nếu đứng trên cương vị là cha mẹ cháu học sinh ấy, tôi nghĩ tôi sẽ rất đau lòng, khi con mình đang học lớp 8 mà bỏ học. Rồi nó sẽ ra sao? Khả năng để nó trở thành Edison sẽ là rất nhỏ, trong khi khả năng lớn là nó sẽ trở thành một mối nguy hiểm cho xã hội, khi mới hơn 10 tuổi đã bị tống ra ngoài lề cuộc sống.
Nhiều ý kiến cho rằng cháu học sinh đó là mất dạy. Đúng vậy. Nhưng tại sao một học sinh sống dưới mái ấm gia đình, được dạy dỗ dưới mái trường XHCN, mà lại là một kẻ mất dạy? Nếu chỉ kết tội cháu đó là mất dạy thì có thỏa đáng hay không? Có cần phải xem, tại sao mà một cháu bé được hưởng mọi sự dạy dỗ lại trở thành mất dạy?
Hay là nền giáo dục của chúng ta đã trở nên mất dạy? Người ta hay dùng từ trơ trẽn, vô liêm sỉ… để nói về một số quan chức, đặc biệt là cả các quan chức giáo dục. Thầy hiếp dâm trò, thầy lấy trò ra để phục vụ tình dục cho các quan chức, cô giáo thì được điều đi phục vụ cho các quan chức nhậu, thầy nâng điểm cho con các quan chức… Điều đó là trơ trẽn, vô liêm sỉ, hay là mất dạy?
Còn hơn thế, người đứng đầu ngành giáo dục còn bao che cho việc điều các cô giáo đi phục vụ quan chức nhậu nhẹt, còn bảo đảm là kì thi không có khuất tất gì trong khi sửa nâng điểm diễn ra trên diện rộng, và mức độ thì thật là kinh khủng. Đó là bỉ ổi, đê tiện, hay mất dạy?
Xem ra, nhiều quan chức cấp cao, bao gồm cả những kẻ nắm giữ trọng trách trong ngành giáo dục này, còn mất dạy hơn cả cậu học trò mất dạy kia. Vậy thì làm sao mà cái nền giáo dục được những kẻ mất dạy điều khiển, lại không sản sinh ra một học sinh mất dạy được?
Nhà trường thì đã vậy, xã hội thì sao?
Một xã hội mà dối trá lên ngôi, biến tấu từ ngữ kiểu như “mặt chạm vào gậy”, hoặc tự xác định mức tăng trưởng 145%, ngay cả khi bao nhiêu người đang chưa biết sẽ sống ra sao. Một xã hội bất chấp mọi qui tắc truyền thống, để bứng một cây cổ thụ từ nơi này, mang cắm sang một nơi khác, và gọi đó là trồng cây, theo nghĩa Tết trồng cây. Với một xã hội mất qui tắc như thế, thì làm sao mà cha mẹ học sinh không nhiễm những thói hư tật xấu của các bậc “mẫu nghi thiên hạ”, và những học sinh không bị mất dạy cho được.
Cho nên, tôi cho rằng việc cháu bé tát vào mặt cô giáo ở Hà nội chỉ là màn mở đầu cho những biểu hiện tất yếu, kết quả của nền giáo dục XHCN, và lối sống của nhóm lãnh đạo được chọn lọc kĩ càng bởi một hệ thống được điều khiển bởi nhiều kẻ mất dạy.
Bs Võ Xuân Sơn
Sau 30/4/75 , miền Nam từ vĩ tuyến 17 đổ vào , đa phần thày cô đều thất nghiệp , chế độ mới không dùng , hoặc thày cô tự ý nghỉ việc ; mỉa mai tình đời đổi trắng thay đen , lên voi xuống chó , người ta dùng khôi hài đen gọi thày cô này là thày cô " mất dạy " ! nghĩa là không còn đi dạy học nữa.
Trả lờiXóaKỹ sư đôi lúc làm cư sĩ.
Thày giáo lắm phen cũng tháo giày.
Giáo chức giờ đây đành dứt cháo.
Khoái ăn sang nên sáng ăn khoai !
Đó , thảm cảnh nhà giáo sau 75 ! Giáo dục bị coi rẻ , đồng lương thua người phu quyét đường , nhiều thày phải đạp xích lô thêm ... mới đủ sống qua ngày .
Cô thì bán hàng trong lớp ! đương nhiên con em cán bộ công an mới có tiền mua , chứ con thày , con cô hay con dân giả thì ăn ngó uống ngó thôi . Trồng người trăm năm nhưng đầu tư không có , hậu quả là vậy ; than trách gì đây ? Nhân sao thì quả vậy !!!!