NGƯỜI NAM KỲ HAM ĐỌC. Kể những tánh tốt của người Nam Kỳ ta như: tánh hiếu khách, hào phóng, hào sảng, thích làm thân mau lẹ, biết thương co...
NGƯỜI NAM KỲ HAM ĐỌC.
Kể những tánh tốt của người Nam Kỳ ta như: tánh hiếu khách, hào phóng, hào sảng, thích làm thân mau lẹ, biết thương con người đồng văn... mà không kể tánh ham đọc, ham học của dân Nam Kỳ là thiếu sót Lớn.
Nam Kỳ có câu “Làm sao coi cho nó đặng" là một câu luân lý, ý thức nặng nề, dạng luật bất thành văn mà bất cứ người Nam Kỳ nào cũng nặng mang và đôi lúc giựt mình.
Trong suốt thời Nguyễn Nam Kỳ ta chỉ có ba ông tiến sĩ đại khoa, con số rất ít, nhưng sự nhơn nghĩa, can trường, thương yêu của đạo lý đi sâu vào từng thớ thịt, xóm làng Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Một quá trình khai phá và xây dựng, có ai trong thời gian ngắn mà được nhiều thành quả như Nam Kỳ?
Chữ Quốc Ngữ được dạy trong trường học đầu tiên là ở Nam Kỳ, cái trường học đầu tiên cũng ra đời ở Nam Kỳ.
Học giả Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) là ông tổ truyền bá chữ Quốc Ngữ, là thầy dạy chữ Quốc Ngữ đầu tiên, viết sách đầu tiên, được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam” luôn.
Gia Định báo ấn bản đầu tiên vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn là tờ báo đầu tiên của VN.
Trương Vĩnh Ký làm tổng tài,tờ báo có thêm mục biên khảo, thơ văn, lịch sử…
Gia Định báo góp phần cổ võ việc học chữ Quốc Ngữ, bày ra các loại văn xuôi.
Gia Định báo phát hành vào thứ 3 hàng tuần nên là tờ tuần báo.
Còn có tờ "Thông loại khoá trình" (1888), Nam Kỳ địa phận (1909-1945); Nông cổ mín đàm (1901-1924 ), Lục Tỉnh Tân văn (1907-1943)...
Tờ báo kinh tế đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam là tờ Nông Cổ Mín Đàm, nghĩa là “uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn bán”. Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt từng làm chủ bút bàn về nông nghiệp và thương nghiệp này.
Trần Chánh Chiếu (1868-1919) là một nhơn vật lịch sử Nam Kỳ.
Ông là người Tây học trí thức nhưng biết thương cái hồn xứ sở, biết đau cái buồn dân tộc trong vòng cai trị của Tây.
Trần Chánh Chiếu bỏ của làm báo, hoạt động văn hoá, chánh trị, công khai hô hào duy tân cứu nước, rồi cùng với bạn đồng sự lập "Nam Kỳ minh tân công nghệ xã" năm 1908, nhóm này có nhiều cơ sở kinh tài như Minh Tân khách sạn ở ga xe lửa Mỹ Tho.
Đọc vài lời của ông:
"Tôi tưởng chưa, là vì việc hủ lậu còn đầy, sự nghi nan còn nặng. Việc đọc sách, đọc nhựt trình còn sơ, việc cơ xão công nghệ còn hẹp. Nay lo chuyện sua se là dọn quần đánh áo. Hà tất duy tân. Ấy là có vỏ nõ có ruột. Phải ráng mà bươn chải với đời, lo cho con nhà nước Nam thông nghề buôn, giỏi nghiệp nghệ, tiện tặn chắt lót, thủ quyền lợi vì hễ có hằng sản mới có hằng tâm; bằng tay không chân rồi, dầu có mặc áo gấm cũng chẳng làm chi, bất quá thì hơn con công một thí mà thôi."
Chúng ta tự hào rằng trong tờ báo xưa, mục quảng cáo có đầu tiên ở Nam Kỳ, rồi "Gỡ rối tơ lòng", “Phòng mạch bác sĩ" cũng của Nam Kỳ đầu tiên.
Đọc 'Thầy Chung trúng số' của Hồ Biểu Chánh ta phát hiện nhựt trình Nam Kỳ xưa đã có in kết quả số vé số từ xưa lận.
Sạp báo lề đường, bán báo dạo ở bến xe, cầu tàu Lục Tỉnh cũng từ Nam Kỳ đầu tiên.
Nhựt trình Nam Kỳ phát triển kỷ lục, dân Nam Kỳ rất thích đọc báo, đó là dạng khai dân trí.
Thuật ngữ 'Báo xuân' cũng là từ Nam Kỳ đầu tiên.
Lục Tỉnh Tân Văn số ra ngày 27 tháng Chạp năm Đinh Tỵ (30-1-1908) là tờ báo xuân đầu tiên Việt Nam.
Nam Kỳ Lục Tỉnh có hàng trăm loại báo, mọi tầng lớp đều say mê đọc báo rèn luyện kiến thức; công chức, tư chức đọc báo thì tiểu thương bán cá, bán thịt, xích lô, đánh giày cũng đọc báo.
Người Nam Kỳ đọc báo say mê.
Sáng sớm báo phát hành chất đống đống lề đường, người bán báo, mua báo đông như đi chơi lễ.
Có câu “Quân tử ba ngày không đọc sách - soi kiếng mặt mũi đáng ghét, nói chuyện nhạt nhẽo khó nghe”, ngẫm đúng với dân Nam Kỳ, sáng không có tờ báo ngứa tay chân khó chịu.
Phát triển vậy, nhưng trong "lịch sử" phát triển của VN, Nam Kỳ bị Bắc Kỳ "chặn lại".
Trong bài “Một tháng ở Nam Kỳ” đăng trong Nam Phong tạp chí ở Bắc Kỳ, ông Phạm Quỳnh chê:
"Một địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu báo cũng nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái lượng mà xét thì đủ thật khiến cho Bắc Kỳ, Trung Kỳ phải thẹn với Nam Kỳ rằng về phương diện ngôn luận còn thậm kém xa quá.
Nhưng cái phẩm có được xứng đáng với cái lượng không. Ðiều đó chưa dám chắc vậy.”
Nguyễn Hiến Lê trong "Bảy ngày trong Ðồng Tháp Mười "có thuật lại một cuộc trao đổi của ông và một người bạn cử nhơn luật từ Bắc vào viếng Sài Gòn.
Anh bạn cầm tờ báo coi qua vài cái tựa chữ lớn rồi bỏ xuống nói:
- Tôi không thể nào đọc báo trong nầy được.
- Sao thế?
- In sai nhiều quá. Hỏi ngã nhầm be bét, rồi ác, át, an, ang… không phân biệt, thật chướng mắt. Cây cau mà in là cây cao thì có chết tôi không chứ?
- Còn báo người Bắc không in sai sao? S thì nhầm với X, Tr với Ch mà sao anh không thấy chướng?
- Bề gì ngoài mình cũng in ít lỗi hơn. Còn nội dung thì bài vở ở đây tầm thường lắm, ít bài xã thuyết có giá trị. Nói chung, về văn học, Sài Gòn kém Hà Nội xa." (Hết trích)
Nói về Quốc Ngữ, các bạn nên nhớ đầu tiên là từ trong Nam Kỳ, tức quy chuẩn chữ là của Nam Kỳ, thành ra những từ cổ xưa như "thủa ban đầu" hay "giửa đàng"... khi đó lại là tiêu chuẩn chữ Quốc Ngữ, Bắc Kỳ sanh sau đẻ muộn nhưng rất thích sửa lưng, sửa vài cái nho nhỏ là ghi tên của họ.
Dân Nam Kỳ nuôi một nền báo chí khổng lồ, trong khi Bắc Kỳ nuôi không nổi, nhưng mở miệng là chê, thói đạo đức giả.
Báo Nam Kỳ thì ai cũng đọc.
Trong hồi ký của mình, bà Tùng Long đã trích bài viết của ký giả Trần Quân như sau:
“Khi tiếng gà vừa gáy đợt đầu, một người đàn bà đã già mở cửa một cái chòi và sai một đứa bé đi mua một cái gì đó. Mấy phút sau đứa bé chạy về với hai bàn tay không và sẳn sàng chống đỡ những lời rầy la của bà.
Bà ta đã đưa cho nó hai đồng bạc để mua cho bà một tờ Sài Gòn Mới, tờ báo mà ai cũng biết xuất bản vào buổi sáng, và thằng bé đã lấy tiền đó để mua một khúc bánh mì…
Người đàn bà đã không dằn được tức giận, bảo tại sao nó không chịu ăn sáng với cơm nguội như mọi người trong gia đình và để tiền mua tờ báo.
Tờ báo đối với bà thật sự là một bữa điểm tâm tinh thần, cũng như một hơi thuốc lá và một tách cà phê nóng vào buổi sáng của những người thượng lưu.” (Hết trích)
Báo chí Nam Kỳ đấu tranh độc lập
Báo chí Nam Kỳ giúp tá điền, nông dân bị áp bức.
Vụ án đồng Nọc Nạn là do một ký giả moi ra.
Vụ án Thầy Thông Chánh năm 1893 cũng do báo chí đưa ra.
"Nhựt trình Vĩnh Ký đặt ra
Chép làm một bổn để mà coi chơi
Trà Vinh nhiều kẻ kỳ tời
Có thầy Thông Chánh thiệt người khôn ngoan"
Tác dụng của đọc báo là mở mang kiến thức, tiếp nhận thông tin, hoàn thiện bản thân, khai dân trí, rèn tinh thần dân tộc, quốc kế dân sinh, duy tân đất nước.
Cái tánh mở của dân Nam Kỳ nhờ báo còn mở nhiều hơn.
Thời hoàng kim của báo chí cộng sản VN sau 1975 là những năm 1995 tới 2005, khi đó những đại gia báo đóng trong Nam Kỳ giàu nức vách đổ tường, nhà báo đi xe hơi, ở biệt thự, mỗi khi báo hô lên "quyên góp" bạn đọc một vụ chết đuối nhỏ nhỏ thì cả chục tỷ trở lên, ngày đó dân Nam Kỳ, dân Sài Gòn sáng sớm sắp hàng mua báo, trên tay lúc nào cũng ba tờ.
Nhưng kể từ khi ông Lê Doãn Hợp ép báo 'truyền tin đảng" thì báo chí VN thê thảm như cái mền rách, dân Nam bỏ luôn thói quen đọc báo giấy và chuyển qua đọc tin trên FB.
Cho mày tham, muốn, cái gì cũng muốn, ham ăn mà cũng ham làm ông cố nội...
Ngày nay không ai đói bằng "nhà báo".
Thấy quyền lực dân Nam Kỳ chưa?
* Theo Nguyễn Gia Việt.
Đã lượt bớt đoạn ngắn cho tiện việc truyền đạt kiến thức. Mong tác giả lượng thứ nếu thấy phiền lòng.
N.H
Không có nhận xét nào