PHẢI GIẾT CHẾT MỘT SỐ PHẢN ĐỘNG VÀ ĐỊA CHỦ Từ 1953-1955 csVN phát động chiến dịch đấu tố địa chủ. Người bị giết chết đầu tiên là bà Nguyễn T...
PHẢI GIẾT CHẾT MỘT SỐ PHẢN ĐỘNG VÀ ĐỊA CHỦ
Từ 1953-1955 csVN phát động chiến dịch đấu tố địa chủ. Người bị giết chết đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, ân nhân của Đảng csVN.
Những hình về đấu tố địa chủ do nhiếp ảnh gia Dmitri Baltermants chụp khi là nhiếp ảnh cho báo Nga. Dmitri sinh ở Balan, tốt nghiệp Đại học ở Moscow về Toán nhưng đi làm cho báo chí Nga vì đam mê nhiếp ảnh. Bên cạnh hình ảnh, thư của Hồ gửi cho Stalin năm 1952 báo cáo về đề án cách mạng ruộng đất, chuẩn bị đem dân ra đấu tố; hiện cũng còn luu trữ ở Thư khố của Nga.
Chỉ thị từ Bộ Chính Trị, lệnh ngày 4 tháng 5 năm 1953. Văn thư chỉ đạo viết rỏ là “chiến dịch này chúng ta phải giết một số bọn phản động và địa chủ gian ác.” Cụ thể, văn thư giải thích là phải giết trên tổng số 1/1000 dựa vào nhân số ở mỗi Huyện, Tỉnh, Thành v.v… (1)
Thí dụ, ở Tỉnh Thái Bình, báo cáo có 100,000 ngàn dân, thì cán bộ chính quyền Tỉnh phải giết ít nhất là 100 người gồm cả ác ôn lẫn điạ chủ cho đạt chỉ tiêu của Chính Trị Bộ. Khi thi hành lệnh, cán bộ cấp dưới thường giết nhiều hơn chỉ thị. Chỉ riêng có số lượng người bị vu cáo và giam giữ từ 1953 đến 1957, đã lên đến 23,748 ngàn người rồi. Đây là con số chính thức mà csVN đã xác nhận sau đợt sửa sai. (2)
Hồi ký của Trần Đĩnh trong cuốn Đèn Cù viết chính ông Hồ đã bí mật, cải trang che bộ râu và đích thân đi xuống tận Thái Nguyên, có mặt trong ngày xử bắn bà Nguyễn Thi Năm, ngày 22 tháng 5 năm 1953.
Trần Dần, trong cuốn Cải Cách Ruộng Đất, tả cảnh đấu tố địa chủ Nguyễn Văn Nga, sau đó đem ra khỏi đấu trường. Tác giả không viết thêm về số phận Nguyễn Văn Nga, nhưng ai cũng hiểu là đã bị csVN giết chết.
- Anh Tụng lên
- Mày mất thóc, em mày lấy, mày vu cho tao mày đánh tao.
- Nga, mày có đánh anh Tụng không?
- Không.
Đả đảo…
- Mày có đánh không?
- Có
Đả đảo thái độ ngoan cố…
- Mày ngoảnh mặt lên đây. Khoanh tay lại. Bây giờ mày đã nhận mày kể lại đi.
- Thưa qúy toà con mất thóc về hỏi, chả nhẽ ở nhà mất còn có ai, anh Tụng…
- Anh với mày à?
- Ông Tụng, con hỏi ông Tụng, xong có đánh.
- Nga! Đánh thế nào? Hỏi! Cho phép mày quay về ông bà nhân dân mà nói về việc đánh anh Tụng. Phải thưa ông bà.
- Thưa ông bà nhân dân, con mất thóc con đánh anh Tụng à ông Tụng. Con trói vào cột.
- Mày có treo anh Tụng lên không?
- Con có treo ông Tụng lên ạ…
Đả đảo…
- Nga! Hỏi! Về sau thóc ai lấy?
- Con không biết ạ…..
Kết luận: - Chúng ta nhân dân thấy bộ mặt ngoan cố tên điạ chủ. Nó đã nhận là thóc con cháu nó lấy mà nó đổ cho anh Tụng, nó đánh.
Đỗ T. Công
(1) Journal of Vietnamese Studies
(2) Szalontai, Balazs (2005), "Political and Economic Crisis in Democratic Republic of Vietnam, 1955-1956"
Không có nhận xét nào