Sự giàu lên của Trung Quốc Tôi tiếp xúc với nhiều người Việt nhập cư trái phép vào TQ để đi làm thuê. Ở bắc và bắc trung bộ VN có những làng...
Sự giàu lên của Trung Quốc
Tôi tiếp xúc với nhiều người Việt nhập cư trái phép vào TQ để đi làm thuê. Ở bắc và bắc trung bộ VN có những làng có hàng ngàn người vượt biên, đi như đi hội. Ở Quảng Đông, có những vùng (nông thôn) ra đường gặp người Việt nhiều hơn người TQ. Trong các nhà xưởng san sát, bạt ngàn mênh mông ấy, chủ yếu là lao động VN, họ thường đi về trong năm.
Điều lạ là, hiếm khi nào có chuyện chính quyền TQ "ra quân" bắt bớ những người Việt vi phạm luật pháp ấy. Họ "mặc kệ" để chủ xưởng được sử dụng nhân công giá rẻ. Hiếm hoi lắm trong năm mới có một vụ bắt vài người mang tính tượng trưng, rồi họ lại thả sau khi "đối xử tử tế" cùng với việc gọi chủ xưởng lên trả lại tiền đã thu giữ được của kẻ nhập cư trái phép kia.
Các nhà máy của người TQ vẫn được hoạt động bình thường mà hiến khi nào có sự "quấy rối để kiếm ăn" của chính quyền.
Khoan nói về bản chất nền kinh tế TQ, cũng không bàn về những hệ lụy của nó đối với thế giới nói chung, nhưng ở đây, chúng ta tìm thấy 1 lý do cho sự ra đời cái "công xưởng của thế giới" này. Nhà nước cs TQ sẵn sàng lưu manh và khốn nạn với các quốc gia bên ngoài nó, và họ luôn sẵn sàng "dung túng" cho dân chúng của mình làm giàu. Điều ấy không có gì đáng ca ngợi cả, nhưng chí ít nó khác VN ở chỗ, biết và khôn ranh đặt lợi ích của dân TQ lên trước hết.
Ở VN, thành thị tới nông thôn, nếu anh muốn làm ăn thì anh phải chui qua nhiều cửa và bị hành ra bã. Nhân viên nhà nước sẽ cho anh "biết thế nào là lễ độ". Chỉ còn 1 cách là phải "cộng sinh" với cán bộ để sinh tồn. Đáng ra 1 chính quyền, nếu vì ngu dốt mà không thể kiến tạo, thì phải "tạo điều kiện" cho dân để họ sáng kiến và sáng tạo trong việc làm ăn; thì đây, cái chính quyền ấy luôn trong tư thế hạch sách, bóp nghẹt, nhũng nhiễu... gây khiến thành sự sợ hãi, hình thành thói lưu manh, và tặc lưỡi an phận của dân chúng.
Một đất nước không những đổ nát về văn hóa mà còn chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu là vì thế. Cái bức tranh này sẽ chẳng có hi vọng gì về một ngày tươi sáng dù ngày ấy có xa xăm tới đâu - khi một bộ máy như thế còn ngự trị ở đó.
P/S
Bỗng nhớ, tôi có 10 năm sống ở miền Đông Nam bộ, thường xuyên chạy xe trên tuyến quốc lộ 13, riêng đoạn đường mấy chục cây số đi qua Bình Dương chưa từng thấy bóng áo vàng vác gậy hay núp lùm. Xe cộ lưu thông qua quãng ấy rất yên tâm. Đó, BD chóng phát triển cũng nhờ những lý do như thế. Họ (có thể) không coi cái ví của người dân là mỏ tài nguyên để khai thác.
T.H
Không có nhận xét nào