TẢN MẠN THỜI THẾ Trước đây Châu Á được gọi là lục địa Ấn Hoa, nơi ngự trị của hai nước khổng lồ với hai nền văn minh rực rỡ khác hẳn nhau l...
TẢN MẠN THỜI THẾ
Trước đây Châu Á được gọi là lục địa Ấn Hoa, nơi ngự trị của hai nước khổng lồ với hai nền văn minh rực rỡ khác hẳn nhau là Trung Hoa và Ấn Độ.
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á chung biên giới với Trung Hoa ở phía Bắc, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhưng không bị Trung Hoa đồng hóa như Tây Tạng và Tân Cương..., không hấp thụ văn hóa Ấn Độ như các nước Đông Nam Á láng giềng.
Myanmar cũng là quốc gia đặc biệt như Việt Nam, chỉ khác là Myanmar chung biên giới với Trung Hoa, nhưng chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
Cả Myanmar và Việt Nam đều thành công chống sự bành trướng của chủ nghĩa đại Hán, bảo toàn chủ quyền đất nước. Song đứng về góc nhìn chiến lược, Myanmar, Nepal, Bhutan và Lào không có nhiều ý nghĩa chiến lược với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán như Việt Nam, vì không thuận lợi giao thông nên ít bị Trung Hoa dòm ngó.
Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt với Trung Hoa nên chưa bao giờ và không bao giờ Trung Hoa từ bỏ tham vọng cướp nước Việt Nam làm bàn đạp bành trướng qua các nước Đông Nam Á. Đó là lý do lịch sử bi hùng của Việt Nam là lịch sử chống họa cướp nước của kẻ thù phương Bắc từ xa xưa đến nay, và cả mai sau, là cản trở mà bất cứ chế độ chính trị nào của Trung Hoa cũng tìm cách chiếm đoạt để hanh thông đường bành trướng.
Châu Á xưa nay là sự tranh chấp chiến lược Ấn Hoa. Ngày nay, tuy sự tranh chấp vẫn luôn âm ỉ, song từ sau khi bị đế quốc Anh xâm chiếm, Ấn Độ có vẻ lép vế trước Trung Hoa, một phần vì Ấn bị phân hóa tôn giáo, chia thành nhiều nước, Ấn Độ (Ấn Độ giáo), Pakistan (Tây Hồi), Bangladesh (Đông Hồi), Sri Lanka (đảo Tích Lan, Phật giáo).
Trái với Ấn Độ, Trung Hoa mở rộng lãnh thổ khủng khiếp. Không tính những nước nhỏ phía Bắc như Mãn Thanh, không tính Bách Việt khá rộng ở phía Nam (Quảng Đông, Quảng Tây) mà có lúc vua Quảng Trung có ý định đòi lại, không tính các bộ tộc ở Vân Nam... Chỉ tính vùng lãnh thổ rộng lớn Nội Mông, hai nước khổng lồ Tân Cương và Tây Tạng bị Trung Hoa thâu tóm cũng đủ áp đảo một nước Ấn Độ bị chia nhỏ.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sau khi tổng thống Bill Clinton cho TC (Trung Cộng) gia nhập WTO, và sau khi tổng thống Busch dốc toàn lực vào hai cuộc chiến liên tiếp ở Afghanistan và Iraq, đã mở ra cơ hội không gì tốt hơn cho TC phát triển hanh thông thành một siêu cường có thể tranh chia vị trí bá chủ của Mỹ khiến ảnh hưởng của TC lấn lướt hoàn toàn Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông.
Đảng dân chủ và tổng thống Obama cũng có động thái tích cực, xoay trục qua Á Châu kềm chế sự trỗi dậy của TC. Tuy nhiên, đó chỉ là chiến lược nửa vời nhằm phục vụ lợi ích của đám tài phiệt phố Wall là chính, xoay trục để nhóm siêu quyền lực hợp tác và chia phần lợi ích với TC, không phải xoay trục ngăn cản quyết liệt sự lộng hành của TC. Đó là lý do tổng thống Philippines Duterte chửi Obama rát mặt.
Nhân dân Việt Nam đã trải qua những biến cố lịch sử bi hùng từ xa xưa đến nay, tích lũy không ít kinh nghiệm, tôi luyện không ít linh cảm để nhận chân được nguy cơ, cảm nhận được thế lực nào đe dọa, thế lực nào gián tiếp có lợi cho Việt Nam.
Thế lực đe dọa lớn nhất của Việt Nam từ xưa đến nay, và cả mai sau vẫn luôn là chủ nghĩa đại Hán phương Bắc, một kẻ thù truyền kiếp.
Hiện tại Ấn Độ lép vế không đủ sức đối trọng, chỉ duy nhất Mỹ mới kềm chế được sức mạnh đang lên của TC. Cho nên Việt Nam lợi dụng Mỹ làm đối trọng với tham vọng bành trướng của TC ở Biển Đông là một chiến lược đúng đắn.
Song lợi dụng Mỹ giống như con dao hai lưỡi, nếu không khôn khéo có thể cắt vào tay mình. Bởi hầu hết tổng thống Mỹ, đặc biệt là các tổng thống của đảng dân chủ Mỹ đều phục vụ lợi ích của đám tư bản siêu quyền lực phố Wall gian tham và hiểm ác. Bọn chúng chỉ quan tâm đến lợi ích, không quan tâm đến an nguy của bất cứ nước nào. Những khẩu hiệu bảo vệ tự do, dân chủ, dân quyền chỉ là những mỹ từ mỵ dân che đậy tham ác, xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế, tổ chức quốc tế này, quốc tế nọ là công cụ để chúng áp đặt trật tự thế giới phục vụ cho lợi ích của chúng. Các nước nhỏ có vị trí chiến lược như Việt Nam là nơi tranh chấp lợi ích chiến lược giữa các nước lớn nên nguy cơ trở thành món lợi cho chúng đổi chác trục lợi nếu lãnh đạo quốc gia đặt cược an ninh vào một trong hai bên đang tranh lợi ích.
Trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vừa rồi giúp hiểu hơn về sức mạnh ghê gớm của đám siêu quyền lực gian ác đứng sau đảng dân chủ và ông Joe Biden.
Chính lẽ đó, ta có quyền đặt niềm tin vào tương lai vững bền của đất nước, vì đa số nhân dân Việt Nam vẫn còn nguyên gen chống giặc, không mông muội mơ hồ, không mong đợi bất cứ tổng thống Mỹ nào được đám tư bản siêu quyền lực phố Wall hậu thuẫn, dù là của đảng dân chủ hay cộng hòa, có thể làm suy yếu TC, gián tiếp giúp Việt Nam giảm bớt mối đe dọa từ TC. Bởi bọn tư bản chẳng có đồng minh, chỉ có lợi ích. Mà lợi ích của chúng quá nhiều ở hơn 1,3 tỷ dân Tàu so với chưa đầy trăm triệu dân Việt, nên Việt Nam có thể bị bán đứng nếu cả tin vào chính phủ Mỹ do nhóm tài phiệt siêu quyền lực phố Wall hậu thuẫn như Joe Biden. Việt Nam chỉ có thể đồng hành chừng mực với Mỹ khi cả hai cùng chung lợi ích.
Đó là lý do đa số dân Việt ủng hộ tổng thống Trump vì nhận biết Ông Trump là tổng thống dân túy, quyết làm suy yếu TC để bảo vệ vị trí bá chủ thế giới của Mỹ, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA). Chủ trương ấy chung lợi ích với Việt Nam, luôn mong muốn TC suy yếu để không còn là mối đe dọa cho nước mình. Nói cách khác, Ông Trump làm suy yếu TC vì lợi ích của nước ông chứ không vì lợi ích của nhóm tài phiệt siêu quyền lực phố Wall hay vì lợi ích của bất cứ nước nào, và lợi ích đó trùng với lợi ích Việt Nam, gián tiếp giúp Việt Nam. Quan điểm đó được ông nói rõ trong diễn đàn APEC tại Đà Nẵng tháng 11 năm 2017, rằng ông không có bổn phận lo cho nước khác, vì dân Mỹ bầu ông làm tổng thống là để phục vụ cho họ, và rằng lãnh đạo các nước nên làm tất cả vì lợi ích của nước mình như ông đang làm cho nước ông.
Giờ đây, khi nhóm tài phiệt siêu quyền lực phố Wall hậu thuẫn Joe Biden thắng cử bằng gian lận, bọn chúng vùi dập, trả đũa tổng thống theo khuynh hướng dân túy Donald JTrump, cho thấy đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ tổng thống Trump là hoàn toàn sáng suốt, vì Ông Trump dồn TC vào suy yếu, rút chuỗi cung ứng (là lợi ích của deep state) ra khỏi TC, trùng lợi ích với Việt Nam muốn TC suy yếu, nhưng làm thiệt hại quá lớn lợi ích của deep state tại TC khiến chúng quyết loại bỏ và trút đòn thù vào ông.
Điều này càng rõ hơn khi TC đang lộng hành trên Biển Đông, ban hành luật cho phép hải cảnh TC nổ súng, kéo giàn khoan khổng lồ vào Biển Đông, thiết lập tổ hợp phi đạn phòng không cách biên giới Việt Nam 20km... Ngay sau khi Ông Biden tuyên thệ nhậm chức. Và hiện TC đang giật dây quân đội Myanmar đảo chính để quay lại thời kỳ mặn nồng giữa TC và chính quyền quân phiệt Myanmar trước năm 2015, mở đường cho TC hướng ra Ấn Độ Dương để không quá phụ thuộc vào eo biển Malacca.
Đây là lúc khó khăn cho nỗ lực ngoài giao của Việt Nam nhằm cân bằng lợi ích mọi bên trong khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Quan hệ chiến lược hết sức thận trọng với chính quyền lợi ích nhóm Biden, ngoại trừ quan hệ thương mại cần thắt chặt với Mỹ để phát triển kinh tế.
Việt Nam là một nước nhỏ đang bị TC chèn ép. Muốn TC suy yếu để giảm sự chèn ép thì phải ủng hộ tổng thống Mỹ nào xem TC là thù địch chứ dại gì ủng hộ tổng thống Mỹ xem TC là đối tác như Biden. Rất tiếc là tổng thống dân túy Donald J Trump đã bị nhóm tài phiệt siêu quyền lực phố Wall đánh bại.
Nguyên Khan
Không có nhận xét nào