TRIỆU CHỨNG TỰ KỶ VÀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP Theo Health+, rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một triệu chứng tâm lý phức tạp liên quan đến phát triển nh...
TRIỆU CHỨNG TỰ KỶ VÀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP
Theo Health+, rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một triệu chứng tâm lý phức tạp liên quan đến phát triển nhân cách trẻ em. Người mắc chứng Asperger thường bị coi là lập dị. Họ chậm kỹ năng giao thiệp với xã hội, bị ám ảnh bởi các vấn đề phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với người khác.
Theo các nghiên cứu mới nhất, triệu chứng này thường diễn ra ở những em bé bẩm sinh nhút nhát bị đặt trong một môi trường xã hội đầy áp lực vượt quá ngưỡng chịu đựng của nó dẫn đến rối loạn cảm xúc. Áp lực phải vươn lên như mọi người xung quanh, trong đó có áp lực về đạo đức, học hành, thi cử, kể cả danh vọng và sự thành đạt...
Biểu hiện của triệu chứng ASD rất dễ nhận ra. Bình thường đứa bé rất thông minh, ngoan và hiền lành. Cái gốc của sự yếu đuối về tâm lý dẫn đến đứa bé ngại giao tiếp xã hội, chậm nói hoặc nói đi nói lại một mẫu câu tối nghĩa. Nó không tập trung học theo người khác, thậm chí lơ đãng, bịt tai, nhưng lại rất tập trung trong những trò chơi hay hoạt động mà nó thích. Tiềm thức của các em bé này phát triển mạnh đến mức các tưởng tượng của nó chạm đến những thứ vô hình, với ta là ảo nhưng với nó là thật, cho nên dễ rơi vào hoang tưởng. Trong điều kiện môi trường bức bách, những đứa bé này rất dễ bị tổn thương và sinh cáu kỉnh, đến một mức nào đó sẽ dẫn đến sự tăng động, hoặc gây hấn với bố mẹ, hoặc với bạn bè, thậm chí với cả thầy cô giáo. Những đứa bé kìm chế được sự gây hấn với mọi người thì lại dịch chuyển sang đập phá cái gì đó để xả ức chế. Và như vậy, mỗi chúng ta, ít nhiều đều mắc chứng tự kỷ, chỉ khác nhau ở cấp độ.
Một môi trường giáo dục không đúng, đầy áp lực, hành vi của trẻ càng rối loạn và dễ chuyển sang tiêu cực, thậm chí có thể thành tâm thần.
Gần đây, số lượng trẻ tự kỷ ở Việt Nam gia tăng rất cao, có thể rơi vào bất cứ gia đình nào, nhưng gần như bị giấu kín hoặc không ai quan tâm. Chúng rất cần giáo dục hoà nhập chứ không phải bị đẩy vào "giáo dục chuyên biệt" như nhiều người nghĩ bằng cái đầu thiếu hiểu biết của mình. Trẻ em tự kỷ rất cần chia sẻ và yêu thương.
Sau đây, tôi xin lược thuật một số thông tin về các tự kỷ thiên tài.
Trong lịch sử, có rất nhiều thiên tài bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Sự dịch chuyển tích cực tiềm thức chính là nguồn sáng tạo vô biên để những người này đóng góp lớn lao cho nhân loại.
1. Albert Einstein
Einstein, tác giả của thuyết tương đối, có những triệu chứng phổ biến của chứng Asperger. 4 tuổi Eisntein mới biết nói. Từ khi 7 tuổi, Einstein đã sống cô độc và thường lặp đi lặp lại các câu nói tưởng chừng vô nghĩa. Einstein cũng nổi tiếng vì cách phát ngôn khó hiểu ngay cả khi ông trưởng thành. Ông nổi tiếng xao nhãng học hành, học chậm, bỏ thi, thậm chí bỏ học vì tình trạng rối loạn cảm xúc. Câu nói nổi tiếng cho đến sau này vẫn bật ra trên miệng ông: "Khi gặp đề thi khó, không nên bỏ cuộc mà nên bỏ thi". Ông hay cáu kỉnh, thậm chí gây hấn với cha mẹ, bạn bè và cả thầy cô. Thời bé, ông mê chơi những trò chơi lập dị, trong đó có trò cỡi trên cái chổi và tưởng tượng bay cùng ánh sáng. Chính trò chơi này giúp ông hình dung ánh sáng cũng có vận tốc, khơi nguồn cho những phát minh vĩ đại về sau. Khi trưởng thành, dù kết giao nhiều bạn mới, có vô số cuộc tình và tham gia phát biểu về các vấn đề chính trị, ông vẫn bị coi là người mắc chứng Asperger.
Giáo sư Simon Baron Cohen, Trường Đại học Cambridge, cho biết: "Niềm đam mê, yêu đương và đấu tranh vì công bằng của Einstein hoàn toàn khớp với các triệu chứng của Asperger".
2. Issac Newton
Baron Cohen cũng cho biết, trước Einstein, Issac Newton cũng có triệu chứng tự kỷ. Newton hầu như rất ít nói và nhạy cảm với những lời chỉ trích, thậm chí bị ám thị người khác nói xấu mình. Ông cũng rất dễ nổi cáu và không ít lần tăng động, có thể gây hấn với bất kỳ ai làm ông khó chịu. Các nhà nghiên cứu cho rằng người như Newton rất thiếu kiên nhẫn với người khác, năng lực kiểm soát hành vi kém và đó là lý do tại sao ông chọn tách biệt với xung quanh. Khi tách biệt với xung quanh, tức thoát khỏi áp lực thì lại là lúc ông rất kiên nhẫn với công việc của mình và phát hiện những điều kỳ diệu mà người bình thường không thể.
Suốt cuộc đời Newton hầu như không lên tiếng, thờ ơ với nhiều thứ, chìm ngập trong công việc đến mức quên ăn và rất dễ nổi cáu với những ai quan tâm đến ông. Vào tuổi 50, ông bị suy sụp vì trầm cảm và hoang tưởng.
3. Thomas Jefferson
Thomas Jefferson, nhà lãnh đạo cách mạng và là tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, cũng nằm trong danh sách những người bị tự kỷ. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều suy đoán về bệnh thần kinh của Jefferson. Trong bài phê bình cuốn sách "Kết nối Tự kỷ - ADHD: Bước tiến tới chẩn đoán chính xác và các liệu pháp hiệu quả hơn" (The ADHD-Autism Connection: A Step Toward More Accurate Diagnosis and Effective Treatments) của Diane M. Kennedy, Thomas Jefferson đã được đề cập đến như là một trong những người có tầm ảnh hưởng có triệu chứng tự kỷ.
4. Michelangelo
Michelangelo là một trong những nghệ sỹ vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng. Ông là một nghệ sỹ đa tài, tài năng của ông thể hiện rõ ràng qua những tác phẩm điêu khắc, tranh, và thơ. Một nghiên cứu của Arshad M và Fitzgerald M đã đưa ra bằng chứng cho thấy Michelangelo có triệu chứng của hội chứng Asperger. Ông là người thiếu kỹ năng giao tiếp và là người sống cô đơn. Ông luôn làm việc một mình và hoàn toàn bị ám ảnh bởi các tác phẩm của mình.
Michelangelo là một người cô độc và sống ẩn dật cho đến cuối đời vì ám ảnh thế giới xung quanh mình toàn cái xấu có thể gây hại đến ông.
5. Charles Darwin
Darwin được xem là cha đẻ của thuyết tiến hóa, tuy nhiên ông cũng bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Theo giáo sư Michael Fitzgerald, Darwin không thích giao tiếp với mọi người, nhưng ông cũng mắc hội chứng sợ khoảng rộng.
Darwin không thích giao tiếp với mọi người
6. Wolfgang Amadeus Mozart
Mozart là một nhà soạn nhạc thiên tài. Ông đã tập trung vào sáng tác nhạc khi mới 5 tuổi. Theo các nhà khoa học Mozats mắc nhiều rối loạn thần kinh bao gồm hội chứng Tourette và hội chứng Asperger. Ông thường bị ám ảnh bởi những vật vô tri vô giác và cũng thường lặp lại một số cử chỉ, hành động như người tự kỷ.
Diễn giải và lược thuật theo Healthsite+
Chu Mộng Long
Không có nhận xét nào