Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ SỰ LÀM TIỀN TRONG GIÁO DỤC

TỪ SỰ LÀM TIỀN TRONG GIÁO DỤC Chuyện này không mới nhưng khi nghe “người trong cuộc” kể tường tận thì thật sự choáng váng và kinh hãi.  Anh ...

TỪ SỰ LÀM TIỀN TRONG GIÁO DỤC
TỪ SỰ LÀM TIỀN TRONG GIÁO DỤC

Chuyện này không mới nhưng khi nghe “người trong cuộc” kể tường tận thì thật sự choáng váng và kinh hãi. 

Anh họ tôi làm nghề vận tải, đã có 6 năm “phục vụ giáo dục”. Hắn lái xe ăn tiền cước chở sách vở và quần áo cho học sinh từ nhà cung cấp tới các trường học. Trong toàn tỉnh, từ nông thôn tới thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, tất cả đều “ra quân”. Cứ mỗi đầu năm học, là bên các công ty cung cấp sẽ tới “làm việc” với hiệu trưởng, thỏa thuận về hàng hóa và thỏa thuận về hoa hồng cho ông chủ trường ấy. Mỗi một cuốn vở học trò hiệu trưởng được 35% (nghĩa là nếu cuốn vở ấy bán cho học sinh 10 ngàn đồng thì hiệu trưởng sẽ được chủ doanh nghiệp cho 3 ngàn 500 đồng). Với một “tỉ suất lợi nhuận” siêu khủng như thế, hiệu trưởng khó lòng mà chối từ. Ông ta sẽ ra “quy định” bắc buộc học sinh phải mua vở (in hình, logo trường) do nhà trường cung cấp. Mỗi em phải mua khoảng 20 cuốn vở, với giá từ 7000 – 8000 đồng, tùy từng trường. Như vậy, mỗi học sinh sẽ cống nạp cho hiệu trưởng khoảng 50 ngàn đồng tiền vở. Hãy hình dung, với mỗi trường có khoảng 1 ngàn học sinh thì hiệu trưởng nhẹ nhàng bỏ túi 50 triệu đồng. Đó là chưa kể tiền mua đồng phục, trung bình mỗi em 2 bộ; mỗi bộ hiệu trưởng được “ăn” khoảng 40 ngàn, 2 bộ thành 80 ngàn, cộng với 50 ngàn tiền vở; tổng thu nhập của hiệu trưởng từ 1 học sinh khoảng 130 ngàn đồng. Với 1 ngàn học sinh, đêm trước ngày khai trường, hiệu trưởng nhẹ nhàng bỏ túi 130 triệu đồng. Êm ru, ngọt lịm và thanh danh vang lừng vì biết “tạo thương hiệu và làm ra hình ảnh nhà trường”.

À, còn lãnh đạo Phòng, Sở thì sao? Ăn ít hơn vì khó. Nếu các vị ấy muốn nhúng tay vào, rồi bắt tay với các nhà cung cấp và ép xuống trường học thì gặp ngay cửa ải hiệu trưởng – thầy hiệu trưởng không nhận, vì đi từ cửa trên xuống, thầy có được gì nữa đâu. Thầy sẽ kiên định lập trường, quyết từ chối. Thế là các vị lãnh đạo đành "ăn nhẹ”; họ bịa ra một chương trình như “vở sạch chữ đẹp”, yêu cầu mỗi bé phải mua 2 cuốn vở; họ được nhà cung cấp “lại quả" 2 cuốn ấy thôi”. Hắn kể, có lần cơ khổ, hợp đồng với phòng giáo dục xong, chở vở lên tận miền núi, nhưng hiệu trưởng dứt khoát không nhận, thế là lần sau phải trực tiếp "làm việc" với ngài. Mọi chuyện êm ru.

Đó mới chỉ là vài khoản lặt vặt, còn cơ man nào là những “hạng mục” tiền tỉ mà với một nhiệm kỳ 5 năm luôn luôn tranh thủ triển khai, thay mới, đào bới… Thử hỏi sao người ta không sẵn sàng chi bạc tỉ để “chạy lên hiệu trưởng”? Đó là chưa kể cái vụ “đầu tư một lần thu lãi suốt đời” – Hiệu trưởng ở VN đã lên là rất khó xuống – hiệu trưởng suốt đời, chỉ trừ vài trường hợp đen đủi cá biệt không đáng kể.

Cái mục đích làm tiền trong trường học trên đầu học trò và nhân dân (thuế) đã trở thành quốc nạn, gần như không thể dẹp được. Nó như một con quỷ mà hễ chặt đầu thì liền mọc ra 3 đầu khác, khỏe hơn và ăn dữ hơn. Phụ huynh khốn khổ vì tiền đi học của con.

Nhưng đó chưa phải là chỗ tang thương nhất. Hãy cùng nhau hình dung: với một hiệu trưởng (lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối) luôn mang tâm thế và thủ đoạn ăn tiền học trò như thế thì ông ta sẽ làm giáo dục vào lúc nào và bằng cách gì? Thử hỏi tại sao giáo dục không mục nát, không sa đọa, không tan hoang cho được?

Nghe kể, vừa kinh hãi vừa kinh tởm. Chúng ta có đau không?

Hình: Một bìa vở minh họa

T.H


1 nhận xét

  1. Mịa ! Ký ức khó phai ...
    Sau ngày phỏng giái , cả nước gom một cõi .Thày cô đói vêu răng , vẩu mỏ ...Thày đạp xích lô kiếm gạo thêm , cô "bán nước", bán "đồ" trong lớp học ...ráng sống qua ngày đoạn tháng , chờ thời .

    Những tưởng cái khó ló "cái khôn" đã mai một , vì sau khi nhìn thấy sai lầm về kinh tế , nhà nước và đảng ta đã quay đằu về núi , 1988 đã đổi về quá khứ , tức tìm lại cội nguồn xã hội : tư sản .
    Vực lại giới bán buôn nhỏ , tiểu tư sản ; nhưng cứ xoen xuyét là ĐỔI MỚI , cũng khối đứa tin !!!

    Thày hết đạp xích lô , cô hết bán hàng rong trong lớp . Món kinh tế học của thày cô tự kết liễu , không kèn không trống ; cũng đúng thôi , đạo đức nghề nghiệp ai cho phép làm như vậy , cũng chỉ tại cái bao tử , cái đói cào ruột .... nên khi tạm đủ , họ tự động ngừng "nghề tay trái".

    Thày cô ngưng nhường cho hiệu trưởng hành nghề , chất xám của hiệu trưởng đương nhiên cao hơn thày cô một bực . Nắm trong tay sinh mệnh của trăm thày cô , của cả ngàn học trò ....tha hồ phù phép ; cả một "thị trường" to lớn , béo bở dưới mắt kinh tế từ vi mô lên vĩ mô : biến tất cả thành khách hàng .... Ôi bạc triệu trong tay .
    Thế nên phải cúi đầu khâm phục giới giáo dục xã hội chủ nghĩa , rất sáng tạo , phát huy tinh thần "làm chủ tập thể", ứng dụng kinh tế thực nghiệm vào ngay cơ sở , ngay trường lớp ...rất ư thiết thực .
    Đó là cốt lõi là cơ bản ... cần đếch gì dạy dỗ học trò , vớ vẩn !!!!

    Trả lờiXóa