HÀNH ĐỘNG TỰ THÂN LÀ KẾT QUẢ Qua trường hợp chàng trai cứu cháu bé rơi từ tầng 12 xuống, là lúc nói về hai thứ triết học khác nhau mà thực g...
HÀNH ĐỘNG TỰ THÂN LÀ KẾT QUẢ
Qua trường hợp chàng trai cứu cháu bé rơi từ tầng 12 xuống, là lúc nói về hai thứ triết học khác nhau mà thực gắn chặt với mỗi người trong mọi thời điểm.
Trường phái thứ nhất, hành động là tự thân của kết quả (đạo đức tuyệt đối), người đại diện là Kant. Ở đó, những hành động của mỗi người chỉ cần là tốt hoặc đúng đắn thì đều cần được thúc đẩy hành động mà không bận tâm tới kết quả. Trong văn học, Giết con chim nhại (luật sư Atticus) hay Suối nguồn (kiến trúc sư Roark) cũng theo triết lý này để triển khai, khi những nhân vật hành động vì đó là hành động của lẽ phải và lương tâm, không phải bởi để đạt được gì. Trường phái này thúc đẩy những con người hành động vì điều đó là đúng đắn chứ không phải để đạt mục đích sau đó của hành động mà họ thực hiện. Thực tế, trường phái này giúp cho xã hội trở nên tốt hơn vì người ta sẽ sẵn sàn làm điều tốt mà không trì hoãn và cũng không lo sợ bị cưỡng đoạt từ bất kỳ thế lực nào khác.
Trường phái thứ hai, đạo đức hướng kết quả (đạo đức tương đối). Đại diện là Bentham với thuyết công lợi. Mỗi người hành động luôn cần xem xét tới kết quả thu được là gì, sự đánh giá tới kết quả dự liệu sẽ quyết định đến hành động có xảy ra trên thực tế hay không. Đương nhiên trong một số trường hợp thì nó có thể giúp giảm thiểu rủi ro nhất định, nhưng nó chỉ có hiệu quả nào đó trong trường hợp có thể trì hoãn thời gian hoặc không xâm hại tới lợi ích của người khác. Thường thì, chủ nghĩa theo trường phái này rất dễ tới sự hy sinh các nhóm nhỏ để đạt được “tổng hạnh phúc lớn nhất”. Và điều này rất thích hợp cho chế độ độc tài khi họ cai trị - đám đông là sức mạnh và quyết định tới kết quả hành động. Trường phái này đưa tới một hệ quả nguy hại - bất chấp phẩm chất của hành động mà chỉ cần bận tâm xem kết quả thu được ra sao. Chủ nghĩa này thường biểu hiện ở trong xã hội ta rất đặc trưng - mày làm thế có được gì không hoặc “mày không muốn chuốc hoạ vào thân thì đừng làm thế” như một lời đe doạ để kiểm soát và từng bước làm thoa hoá con người.
Lựa chọn hành động không phải để đạt được kết quả gì vì bản thân hành động chính là một loại kết quả cao nhất của phẩm chất con người. Nếu do dự hoặc phải toan tính về cái sau cùng đạt được của hành động để quyết định có hay không hành động là gián tiếp thúc đẩy chính người đó mất đị giá trị.
Chú thích hình: trong hình là cô gái siêu mẫu người Myanmar đi biểu tình vài ngày qua đòi dân chủ cho đất nước.
Lê Luân
Không có nhận xét nào