Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐI CHÙA CÓ Ý NGHĨA GÌ?

ĐI CHÙA CÓ Ý NGHĨA GÌ? Cứ mỗi mùa xuân sang, dân ta lại nô nức lũ lượt kéo nhau đi chùa. Bất chấp cảnh báo của nhà nước  không nên tập trung...

ĐI CHÙA CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Cứ mỗi mùa xuân sang, dân ta lại nô nức lũ lượt kéo nhau đi chùa. Bất chấp cảnh báo của nhà nước  không nên tập trung đông người trong mùa dịch Covid, sẽ dễ dẫn đến lây lan rất nguy hiểm, nhưng họ bất chấp tất cả, vẫn ùn ùn kéo nhau đến chùa. 

Họ thích vượt hàng mấy trăm cây số để đến cho được những ngôi chùa lớn. Vì họ cho rằng chùa càng lớn càng thiêng, lễ cúng càng lớn càng được nhiều ơn ích.

Vậy đi chùa có ý nghĩa gì, và những người Phật tử có cần thiết phải đi chùa không? 

Chia sẻ về vấn đề này, nhà giáo Thái Hạo, một người tự  nhận mình là người Phật tử, đã có ý kiến trong bài viết: “Tại sao không nên đi chùa,”đăng trên trang cá nhân của mình như sau:

1. “Vì chùa, hiểu đúng, là trường học của nhà Phật. Chỉ nên đến trường khi là người học và có nhu cầu học.

2. Nếu bạn không phải là người đi học thì đến trường sẽ là việc không những ngớ ngẩn mà còn làm ảnh hưởng đến những thầy trò đang học hành ở đó. 

3. Mọi việc đều không thể cầu. Nếu muốn có phước lộc thì phải làm việc phước lộc, như chia sẻ (bố thí), giữ gìn đạo đức, không buông lung tâm ý, siêng năng, giữ cho tâm trí bình ổn, thấy biết đúng bản chất của mọi sự mọi vật... 
Cầu cúng là hoàn toàn mê tín ngu si. Không những không có lợi ích mà còn làm hao tốn tiền của, mất ý chí và tinh thần tự lực tự cường. 

4. Chùa, còn gọi là tịnh xá, là thiền môn, tức là chốn thanh tịnh để tu hành. Bất cứ chùa nào khuyến khích hay quảng bá nhằm thu hút dân chúng đến để thu tiền hoặc sử dụng các dịch vụ thì đều không phải chùa. Nó là các cơ sở kinh doanh núp bóng chùa”. 

Trong một bài khác, ông viết: “Không nên mang nhiều tiền tới chùa để cúng. Các bạn đang làm hỏng những người xuất gia bằng lòng tốt của chính mình đấy.

Không nên cầu phước. Các bạn cúng dường để cầu phước, đó là tâm tham, là “ác tâm”, không phải thiện tâm. Việc đó chỉ nuôi dưỡng cho lòng tham lam ngày càng lớn mạnh; như thế là đi ngược lại với giáo lý đức Phật”
(https://www.facebook.com/profile.php/?id=100023975920044)

Người ta đã trục lợi và kinh doanh tâm linh tại các chùa như thế nào?

Dưới tựa đề :“Đừng biến tâm linh thành tấm áo cho sự mê muội”, nhà nghiên cứu  cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ viết  như sau: 

Về sự việc chùa Ba Vàng vừa qua, theo quan điểm của tôi đây là hoạt động có tổ chức, có sắp xếp, cố ý trộn lẫn các tôn giáo, tâm linh để truyền bá mê tín cho đông đảo người dân.

Thứ nhất, khái niệm “vong” không phải là phạm trù của Phật giáo, mà là của Đạo giáo, Nho giáo, mang ý nghĩa chỉ ma quỷ. Trong Phật giáo chỉ đề cập “nghiệp”.“Nghiệp” là sự vận động liên tục, có nghiệp tốt, có nghiệp xấu, và không thể có chuyện “cắt nghiệp”. 

Nhiều nơi đang truyền bá một thứ mê tín dị đoan, và mục đích thu lợi. Hai chữ “tâm linh” đã trở thành “tấm áo khoác” có cả sự mê tín và mê muội. Hiện tượng quá tải, xô bồ đang xảy ra ngày một nhiều hơn, thường xuyên hơn tại nhiều cơ sở thờ tự, cầu cúng, nhiều hoạt động mang danh nghĩa tâm linh nhưng có sự biến tướng, phản cảm.

Cần phân biệt rạch ròi những ngôi chùa, đền mọc lên với mục đích hành đạo và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân với những ngôi chùa xây lên với mục đích thu lợi kinh tế. hoạt động kinh doanh buôn thần bán thánh. 

Tin vào các thế lực siêu nhiên một cách hoang đường, mù quáng là mê tín ”(hết trích).

Ngày nay hiện tượng mê tín xảy ra không chỉ ở một ngôi chùa. Còn nhiều điều biến tướng, phản cảm một số người núp bóng hành nghề tôn giáo tín ngưỡng rồi truyền bá vô tội vạ, thiếu căn cứ, dẫn đến niềm tin lầm lạc cho nhân dân là có tội.

Vì những nguồn lợi khổng lồ như thế, người ta cổ vũ cho việc đi chùa dưới mọi hình thức. Những kẻ bị móc túi thì cứ tưởng mình đi chùa và công đức là những việc làm tốt đời đẹp đạo. Có ngờ đâu.
Theo một điều tra của CTV:

-Mỗi năm chùa Hương, chùa Tam Chúc phải thuê từ 20-30 người đếm tiền “công đức” trong khoảng 2 tháng lê hội.

-Tiền “công đức” của chúng sinh tại 2 chùa này khoảng 1,5 tỷ mỗi ngày. Chưa kể tiền thu các loại phí khác nhau như gửi xe, ăn uống, mua đề lễ mà người bán phải nộp cho chùa.

Vì những nguồn lợi khổng lồ như thế, người ta ra sức cổ vũ cho việc đi chùa dưới mọi hình thức. Những kẻ bị móc túi thì cứ tưởng mình đi chùa và công đức là những việc làm tốt đời đẹp đạo. Có ngờ đâu.

Thực tế cho thấy: Nhiều người đang đi ngược lại con đường của thế giới khi nhất loạt quay về thời cổ đại của bái vật giáo, đa thần giáo. Trong khi nhân loại đang ngày càng tự chủ và tự tin vào sức mạnh của chính mình thì họ lại đi ném cuộc đời mình cho ngày giờ, phương hướng, ma quỷ,cúng bái.v.v.. 

Nỗi sợ hãi sinh ra vái tứ phương, phủ phục trước những thẻ tre, lạy lục trước tờ giấy ấn…
Đó là mê tín dị đoan.

Ai đã tiếp tay cho những hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh để bòn rút đồng còm, là tiền mồ hôi nước mắt của dân nghèo để làm giàu bất chính?
Các cơ quan quản lý của nhà nước có biết không?

Hình ảnh đếm tiền “công đức” tại một ngôi chùa.

Thao Ngoc 18/3





Không có nhận xét nào