Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHÂN CÁI CHẾT CỦA MỘT NHÀ VĂN

NHÂN CÁI CHẾT CỦA MỘT NHÀ VĂN Một thi sĩ mà tôi kết bạn là N.Q.Chánh, đặt vấn đề rất hay rằng, nếu công nhận Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn lớn...

Nguyễn Huy Thiệp

NHÂN CÁI CHẾT CỦA MỘT NHÀ VĂN

Một thi sĩ mà tôi kết bạn là N.Q.Chánh, đặt vấn đề rất hay rằng, nếu công nhận Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn lớn dưới thời cộng sản thì té ra thời cộng sản cũng có tự do tư tưởng à?

1- Chánh học cùng thời với tôi, chúng tôi lấy bằng cử nhân văn chương tại trường Tổng Hợp Sài Gòn trong thời điểm mà người ta gọi là" đổi mới"- quanh mốc thời gian 1986, khi TBT Trường Chinh đặt câu hỏi trước đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6: "Đổi mới hay là chết". Tôi có đưa câu này vào lời nói đầu cuốn luận văn của mình. Luận văn có chủ đề" Mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị", thông qua các cuộc tranh luận văn chương cũng như một số tác phẩm văn nghệ ở Việt Nam thời điểm ấy. Thầy GS Lê Đình Kỵ hướng dẫn và thầy TS Lê Tiến Dũng( đã mất) phản biện.
Luận văn của tôi thuộc thể loại lý luận văn học, dĩ nhiên phải dựa trên triết học Mác như một yêu cầu bắt buộc của khoa học xã hội thời kỳ đó.
Tôi nhớ thầy Kỵ khuyên bảo tôi rằng, cậu nên thực tế vì văn nghệ luôn phục tùng chính trị, dù ko muốn, và chính trị luôn bắt văn nghệ phải phục tùng nó. Tôi cảm ơn lời khuyên của thầy nhưng dựa trên lý luận của Mác về chủ nghĩa duy vật biện chứng, tôi đã chứng minh rằng, văn nghệ và chính trị là hai hình thái đồng đẳng song hành nhau, cùng nằm trong kiến trúc thượng tầng, về nguyên lý chẳng thằng nào phải phục tùng thằng nào dù trên thực tế, chính trị luôn luôn muốn chiếm hữu và làm thống soái những hình thái khác.
Do đi bộ đội về học trễ nên 3 năm sau đổi mới, tôi mới bảo vệ luận văn. Lúc này đổi mới văn nghệ đã chấm dứt. Hai năm sau đó, Liên Xô sụp đổ. Thầy Kỵ chấm luận văn tôi 9 điểm do quan điểm 
" nổi loạn" của tôi dù thầy Dũng chấm 10 điểm( nói có hương hồn thầy chứng giám) và khen ngợi luận văn tôi hết lời. 
Ngay trong buổi bảo vệ luận văn của tôi, một anh nhà báo làm việc ở Thông Tấn Xã Viêt Nam( học hệ Văn ghi danh của trường) có đến dự thính bảo tôi rằng," cậu gan thật, dám chọn đề tài này làm luận văn". Cũng chính anh này cho biết, đến dự buổi bảo vệ luận văn của tôi có cả an ninh chìm. Sau này, anh trở thành đồng nghiệp của tôi.
Trong luận văn của mình, tôi chỉ mặt đặt tên đầy đủ các cớm văn nghệ bưng bô thời kỳ đó cũng như các hiệp sĩ lớn tiếng cổ súy cho tự do văn nghệ. Nói thêm cho biết, Chánh bảo vệ luận văn trước tôi 2 năm, với đề tài hiền hơn nhiều, về thơ Chế Lan Viên và người hướng dẫn cũng là thầy Kỵ. Với luận văn này, GS Kỵ đề nghị giữ Chánh ở lại trường nhưng chắc là ko có hộ khẩu Sài gòn hay sao đó mà cậu tếch ra ngoài làm thơ tự do để được tự do phản kháng trong thơ. Thi phẩm đầu tiên của Chánh là" Đêm mặt trời mọc" mà Chánh đọc cho tôi nghe từng bài từ lúc còn dạng bản thảo. Nó được in đâu khoảng 1990-1991 gì đó bởi nhà xuất bản Trẻ, đã bị tịch thu và cậu sợ quá phải bỏ trốn lên rừng Đồng Nai để làm gỗ lậu. NXB Trẻ có mấy tay bị kỷ luật vì dám in tập thơ này. Đó là tập thơ khá nhất của Chánh trong suốt sự nghiệp sáng tác của cậu.

2. Ko có tự do tư tưởng, ko có văn chương nghệ thuật đích thực. Đó là nguyên lý mà chúng tôi đã được học về văn chương. Tôi gọi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn hay nhất Việt Nam dưới thời cộng sản chứ ko gọi ông là nhà văn lớn nhất. Tiếp theo Nam Cao, truyện ngắn của Thiệp cũng nằm trong dòng văn học hiện thực phê phán. Tính phê phán rất rõ trong truyện của Thiệp. 
Cũng như Thiệp, tôi thấy chưa có ai ở Việt Nam gọi Bảo Ninh là nhà văn lớn dù tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Ninh in 1987 gây đình đám một thời trên văn đàn Việt Nam và được trao giải thưởng Hội nhà văn cùng một số giải thưởng quốc tế nho nhỏ khác.
Tác phẩm của Thiệp cũng như của Bảo Ninh, được viết ra và in trong và sau thời điểm 1986, khi văn nghệ sĩ" được cởi trói". Đó là thời cơ của họ, may mắn của họ.
Nếu ko có Trần Độ làm trưởng ban tư tưởng văn hóa trung ương, nếu ko có Nguyên Ngọc làm TBT báo Văn nghệ của Hội nhà văn, tôi đồ rằng, đến giờ có thể Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn trong bóng tối. Các truyện ngắn hay nhất của Thiệp đều được in trên báo Văn nghệ trong thời gian Nguyên Ngọc nắm quyền chủ xị. Có thể nói, Nguyên Ngọc là người phát hiện, bảo hộ và đỡ đầu cho Thiệp để Thiệp xuất hiện trước công chúng và thành danh.
Nỗi buồn chiến tranh cùng 2 tiểu thuyết đọat giải khác là Bến ko chồng và Mãnh đất lắm người nhiều ma của Dương Hướng và Nguyễn Khắc Trường cùng được trao giải nhất năm đó khi trào lưu đổi mới chưa bị Nguyễn Văn Linh khép lại sau đó vài năm. 
Tôi đã đọc hết những tác phẩm đó, hiện thực mà chúng đề cập, phản ánh thật dữ dội, gai góc, nhiều vấn đề. Giờ mà viết như thế, an ninh văn hóa theo dõi ngay.
Rõ là, nếu ko có đổi mới, nới lõng tự do tư tưởng, thì ko có các tác phẩm của Thiệp, của Ninh, của Trường của Hướng. Sau khi chuyện cởi trói hạ màn, cho tới giờ này, văn học Việt Nam chưa có tác phẩm nào vượt qua chúng. Dễ hiểu vì sao? Đơn giản là thiếu tự do tư tưởng và tự do sáng tác.
Viết mà ko được xuất bản thì viết làm gì? Viết mà ko có động lực tương tác với đông đảo bạn đọc thì viết làm gì? Liên Xô thời cộng sản có nhiều nhà văn âm thầm viết, giấu tác phẩm của mình trong hủ bít, sau hàng chục năm mới được in khi Liên Xô sụp đổ. Tiểu thuyết" Những đứa trẻ phố Ác bát" là một ví dụ nhưng cũng chẳng phải là tác phẩm lớn lao vĩ đại gì. Thai nghén và hình thành trong hoàn cảnh bị đè nén về tư tưởng và tự do của cộng sản thì làm sao chúng vĩ đại cho được.
Những tác phẩm văn chương lớn chỉ xuất hiện khi nhà văn được tự do về tư tưởng, ko tự kiểm duyệt trước khi viết, ko bị vòng kim cô chính trị thít chặt trên đầu. Viết mà dòm ngó trước ngó sau thì ko thể nào sản sinh ra được tác phẩm lớn.
Bạn cứ điểm mặt văn đàn thì rõ, nhà văn hay hay thì có, dễ đọc thì có nhưng để gọi là nhà văn lớn thì ko có.
Việt Nam có nhà văn lớn hay nhà thơ lớn hay không, đó là chuyện của giới phê bình, còn tôi chỉ là người học văn chương và có nghiên cứu chút đỉnh về nó, biết gì thì nói cái đấy. Mà dạo này phê bình cũng tắc tị. Trong 3 năm đổi mới văn nghệ nhà phê bình xuất hiện như sao sa, giờ mất tăm biệt tích. Có được nói tự do theo ý mình đâu mà phê với bình.
Tôi nói, nếu Việt Nam ta được tự do tư tưởng, có tự do báo chí thì thôi khỏi bàn, nhân tài thiên tài xuất hiện phải biết luôn. Thiếu hai thứ tự do đó, năng lực bộc lộ của người Việt ngày càng thê thảm!
Các bà mẹ Miến Điện đã bảo, ko có tự do ko phải là cuộc sống của con người; mà ko thể là con người thì sao có thể làm nhà văn lớn, hihi.


Vinh Râu


Không có nhận xét nào