NỖI BUỒN CHIẾN TRANH : MỘT ĐỘT PHÁ CỦA VĂN HỌC XÃ NGHĨA ? Huỳnh Hậu. Tôi đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh khá lâu rồi , và tác phẩm đó...
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH : MỘT ĐỘT PHÁ CỦA VĂN HỌC XÃ NGHĨA ?
Huỳnh Hậu.
Tôi đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh khá lâu rồi , và tác phẩm đó không để lại ấn tượng gì nhiều nơi tôi , dù nó từng được giải thưởng lớn của HNV Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng , cũng như được bốc lên tận mây xanh bởi khá nhiều tay gạo cội của sinh hoạt văn nghệ VN trong nước .
Tôi viết như thế , hẳn có bạn cho rằng tôi là cái thá gì mà coi thường " một đột phá " của văn học VN Xã Nghĩa ?
Xin thưa, tôi hoàn toàn không coi thường Bảo Ninh với những hồi ức kinh sợ về chiến tranh của ông ta . Tôi không có ấn tượng nhiều với NBCT vì tôi đã từng đọc những bút ký đầy máu lửa về cuộc chiến QUỐC CỘNG của Nhà Văn PHAN NHẬT NAM .
Với các tác phẩm như TÙ BINH và HÒA BÌNH ; DỰA LƯNG NỖI CHẾT , MÙA HÈ ĐỎ LỬA v.v. mà trong đó ghi lại những số phận nhỏ nhoi của con người trong cuộc chiến ; những đòn phép gian trá , tráo trở của đồng minh ; những âm mưu đê hèn bẩn thỉu của Hà Nội v.v. nhà văn Phan Nhật Nam khiến tôi có cảm giác CHẲNG CÓ GÌ ẦM Ỉ khi đọc những tình tiết của Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh . Dù hai thể loại BÚT KÝ và TIỂU THUYẾT có khác nhau , nhưng nỗi ám ảnh về chiến tranh không có gì khác biệt .
Khi đọc bài viết HẬU VĂN NGHỆ VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH của Nguyên Ngọc , trong đó ông dành thời gian phần lớn để ca ngợi NBCT của Bảo Ninh NHƯ " CUỐN TIỂU THUYẾT ĐẦU TIÊN " CỦA NƯỚC TA ÍT NHẤT LÀ VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH , tôi đã hiểu tại sao tác giả Nguyên Ngọc và rất nhiều nhà văn VN Xã Nghĩa đánh giá cao tiểu thuyết của Bảo Ninh . Rất đơn giản , từ lúc nước VNDCCH được thành lập ngoài miền bắc VN năm 1945 cho tới nay, tất cả văn nghệ sĩ của chế độ đều phải sinh hoạt , sáng tác theo cây gậy chỉ huy của TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG , không có bất cứ ngoại lệ nào . Vì thế khi NBCT của Bảo Ninh xuất hiện , nó được coi như một hiện tượng nhảy rào , và được những nhà văn , nhà thơ , bao lâu nay bị đảng CSVN lấy lập trường PHÂN BIỆT ĐỊCH TA ra đè nén , bỗng cảm thấy như chính mình được giải thoát , mà nhà văn Nguyên Ngọc là một điển hình ! Vì thế mà nội dung về ám ảnh của chiến tranh trong NBCT , dù chẳng có gì ghê gớm , vẫn được ca tụng rất cường điệu , ngay cả còn ngồi chiếu trên so với những tác phẩm cực kỳ sâu sắc của Erich Maria Remarque như MẶT TRẬN MIỀN TÂY VẪN YÊN TỈNH hay MỘT THỜI ĐỂ YÊU MỘT THỜI ĐỂ CHẾT v.v.
Bài viết của ông Nguyên Ngọc còn hé lộ nhiều điều thú vị , như Ban Chủ Khảo chấm trao giải thưởng cho Bảo Ninh , sau khi bị đảng phê bình , đã vội vàng nhận lỗi sai sót trong lập trường phân biệt địch ta ; như nỗi hậm hực của Võ Nguyên Giáp vì hào quang chiến tranh bị Bảo Ninh sổ toẹt trong tác phẩm của mình v.v.
Trong cái nhìn của tôi , như đã đề cập ở trên , NBCT của Bảo Ninh cũng chả có gì ghê gớm , nếu bạn từng đọc những bút ký chiến tranh của Nhà Văn Phan Nhật Nam .
Nhiều người ca tụng NBCT của Bảo Ninh là tác phẩm tả chân , lột truồng những dơ bẩn , những thấp hèn của chiến tranh . Nhưng có thật như vậy hay không ?
Cá nhân tôi công nhận NBCT của Bảo Ninh là tiểu thuyết coi được , là một hiện tượng đột phá trong VĂN HỌC CHỈ HUY của Việt Nam Xã Nghĩa , nhưng trong đó Bảo Ninh vẫn có quá nhiều cường điệu , có lúc rất ngây ngô , có lúc cực kỳ không hợp lý .
Mời các bạn đọc một đoạn mà Kiên , nhân vật chính của NBCT và cũng là hình ảnh của Bảo Ninh , khi bắt được 4 người lính thám báo của VNCH :
" Mưa đã tẩy hết dấu vết. Hoàn toàn do tình cờ mà bọn anh đã chạm trán với chúng ở dưới chân quả đồi độc lập. Bảy tên lính viễn thám. Ba tên bị hạ khi đọ súng. Bốn tên bị bắt sống. Thịnh "con" hy sinh trong trận chiến, đạn trúng tim, không kịp một tiếng kêu, ngã sấp.
- Đâu rồi? Họ đâu, ba cô gái ấy? - Kiên hỏi, giọng cực kỳ ôn tồn. Bốn tên tù binh không phải trói, bị đánh nhừ tử, áo quần rách bươm, be bét bùn và máu, đứng lặng, làm thinh. Chúng uể oải đổi chân.
- Nào, họ đâu rồi? Họ còn thì chúng mày còn. Tên nom to con nhất bọn, mắt trái bị báng súng dộng lời ra, máu hòa nước mưa nhuộm đỏ nửa mặt, đưa con mắt nhìn Kiên, cười khẩy, và khàn khàn nói, nhe hàm răng trắng ớn.
- Ba nhỏ đó trình quý anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi . . . mấy nhỏ la khóc quá trời. . .
Cả tốp trinh sát soạt soạt rút dao găm. Kiên vội ngăn:
- Đừng! ấy chớ... Bọn này chắc cũng muốn được la khóc đã rồi mới chết. Chết ngay thì chúng không thích đâu.
- Đ* má! Giết thì giết đi - Một thằng rống lên - ăn thịt tụi tao đi. Giết liền đi? Tay tao nè, đỏ lòm máu ba con nhỏ của tụi mày đó?
- Câm đi - Kiên nhẹ nhàng - Sẽ chiều mày thôi. Nhưng tao hỏi mày: Tụi mày tới vùng này là để theo gót chúng tao, quân chủ lực cơ mà, hả? Vậy vì sao lại tấn công họ? Cớ gì tụi mày giết hại người ta tàn bạo thế? Vì sao mà tụi mày lại căm thù chúng tao hả?
Chính Kiên cũng chẳng hiểu vì lẽ gì mà mình lại chịu mất thì giờ và lại giữ một giọng trò chuyện nhẹ nhàng như thế với chúng, một giọng tuồng như là trách móc chúng vậy. Bốn thằng đào chung một hố. Chúng đào tất bật, hăm hở hì hục như thể thợ đấu làm khoán.
- Không cần sâu lắm đâu. Nằm chứ có đứng đâu mà lo, - Kiên khuyên - cốt rộng cho đủ chỗ không lại thòi chân thòi tay ra. Và khẩn trương, tối rồi!
Mỗi thằng một xẻng. Những cái xẻng biệt kích nhiều tác dụng, gấp lại được, sắc lém. Thằng nào nom cũng vâm, thân xác rắn chắc, cuộn thịt và thằng nào trông cũng lì. Chúng hùng hục đào bới, xúc, hắt. Hố rộng hoác ra và đã khá sâu, đỏ lòm, õng nước.
- Đẹp rồi, lên...- Kiên ra lệnh và giải thích thêm - Chúng mày phải lên để lẳng xác ba thằng kia xuống trước đã chứ ai dọn hộ chúng mày, để đó cho thối rừng ra à?
Bọn chúng xin phép được rửa ráy và hút thuốc. Kiên gật.
- Hoặc giải chúng về, hoặc tặng mỗi thằng một kẹo, dây dưa làm gì thế anh Kiên ơi?
- Giải đi đâu? - Kiên phẩy tay - Nhưng tớ không chịu nổi bốn thằng khốn nạn này. Chúng nó phải thành loài chó khi chết.
Bốn thằng ra mép suối, kỹ lưỡng rửa sạch tay chân, và cẩn thận gột hết những mảng bùn trộn máu rây trên quân phục.
- Dạ, kính quý anh xơi thuốc? - Tên trông trẻ nhất bọn, mặt tròn, trắng trẻo, giọng Bắc ngọt xớt, lễ phép nâng bao ruổi lên bằng cả hai tay, mời Kiên.
- Giữ lấy? - Kiên xua tay - lát nữa xuống đó mà mời nhau.
Tên ngụy thở dài. Hắn uốn éo cặp vai, nhìn Kiên thiết tha, rồi thấp giọng xuống:
- Thưa anh, cái thằng vừa nói hỗn khi rồi là chỉ huy. Dạ, trung úy ạ.
- Thế à? ôi dào, trung úy hay trung tướng xuống đó cũng ngang cấp với binh nhì thôi, không chỉ huy được mày nữa đâu mà lo.
- Xin anh tha cho em - Thằng ngụy lầm rầm - Em không hề dự vào hiếp các cô đó, em không đụng tới người, không đâm một dao nào. Em là người có đạo. Em xin thề?
- Mày không phải thề với tao? Lui về chỗ. Thằng lính ngụy cao lớn quỳ xụp dưới chân Kiên nước mắt tuôn ròng:
- Anh thương tình em, anh! Em còn trẻ quá mà anh? Em còn mẹ già... em sắp cưới vợ... chúng em thương nhau... xin anh!
Hắn lập cập moi trong ngực áo ra một tấm ảnh màu, nâng lên, giúi vào tay Kiên. Kiên cầm ảnh, nhìn. Một thiếu nữ vận đồ tắm màu đen, mái tóc uốn ôm lấy bờ vai, đứng xây lưng lại với biển xanh, cười rất tươi, một tay cầm que kem, một tay đưa lên yểu điệu vẫy. Thân hình cô cân đối mĩ miều có thể nhìn không chán. Kiên phủi những hạt mưa rây lên ảnh và đưa trả.
- Đẹp. Chụp khá đấy, - Anh khen - Cất đi không có ướt.
Thằng ngụy thở rốc, mồm há hốc, mắt sáng trưng:
- Nghĩa là... Anh cho em sống? Anh cho chứ ạ, ôi thiên thần. . .
- Về bên hố - Kiên quát - Đồ con chó ? Châm thuốc mà hút đi, không hết giờ. Bọn kia nữa, hút chóng lên!
Bọn thám báo ngồi xệp trên thành hố mới đào, chân thõng xuống đung đưa trên ba cái xác đồng bọn đang quắp nhau nằm dưới đáy bùn. Khói thuốc xanh nhạt, nồng ngậy, chầm chậm tan vào bụi mưa. Bốn bề thung lũng bọc kín núi non. Bóng tối cuồn cuộn trườn trên các sườn dốc. Dòng suối trầm trầm rên rỉ.
- Nào? Kiên giật AK khỏi vai, hất hàm - Một hàng ngang!
Bốn bộ mặt tái ngoét vụt ngửng lên. Bốn cái nhìn trân trân ngây cứng.
- Đứng dậy, xếp hàng ngang - Kiên uể oải nhắc lại, và dùng ngón tay cái ấn chất hãm vào nấc liên thanh - Nào?
- Anh ơi, làm ơn cho hút xong điếu thuốc đã nào, anh? - Tên giọng Bắc kêu.
- Đứng dậy! - Kiên nạt.
- Thì cứ để cho chúng hút đã đi đã, anh Kiên! - Một trinh sát viên hoang mang thều thào vào tai Kiên.
Bốn tên sắp bị hành quyết đứng lên, tựa vào nhau, lảo đảo, xiêu đổ hầu như không còn trọng lượng. Nhưng cái chết đã xua đi nỗi sợ hãi. Mặt chúng rắn lại. Lòng căm thù bóp méo nhân dạng. Câm nín, chúng nghiến răng. Kiên điên tiết. Một ý chí phũ phàng, mạnh hơn bản thân anh không cho anh tỉnh lại.
- Chúng mày muốn chết, tao chiều. Tao sẽ lần lượt gọi thần chết cho từng thằng chúng mày! Chúng mày sẽ được nhìn máu lần cuối cho đã thèm? - Anh nói, cười gằn lùi chốt hãm về nấc phát một. Đột nhiên tên giọng Bắc rống to và vùng dứt khỏi đồng bọn, nhào xô tới quỳ xụp, ghé mặt xuống chân Kiên ư ừ rên lên, và ằng ặc nấc lên, hắn quằn quại không thốt ra lời.
- Mày tình nguyện đi tiên phong à? - Kiên chọc mũi súng vào trán hắn.
- Ối giời ơi? Con van ông, con van các ông. . . cho con sống! cắn rơm cắn cỏ con lạy . Lạy các ông. . . ông ơi . . . Tiếng tru tréo như xóc vào óc Kiên. Anh thúc một báng súng tống ngược tên ngụy ngã ngửa ra. Cú đánh như làm hắn bừng tỉnh, ngừng bặt kêu la. Hắn nhổm dậy, vẫn quỳ, lờ đờ nhìn Kiên, tay hướng tới anh. Từ vết thương ở trán một dòng máu nhóng nhánh chạy dọc xuống sống mũi.
- Em xin tình nguyện lấp huyệt. Các anh khỏi nhọc sức. Và em xin được tình nguyện được khai nhiều tin với cấp chỉ huy của các anh. Chính sách của Đảng ta, đánh kẻ chạy đi, tha người chạy lại. Các anh không có quyền giết em... Không có quyền! ối giời ơi, em lạy các anh rồi mà! "
* Thưa các bạn,
Nếu bạn đã từng đi lính THÁM BÁO của quân đội VNCH thì hẳn biết rằng sinh mạng của các quân nhân thám báo rất mong manh vì mức độ nguy hiểm gấp nhiều lần hơn đối với các đơn vị khác . Vì tính chất của thám báo như vậy , nên những cá nhân được tuyển vào đơn vị phần lớn là TÌNH NGUYỆN . Nếu không có tinh thần và bản lĩnh , không một người lính nào lại xung phong vào cái đơn vị sống nay chết mai như vậy !
Chiến tranh là tàn bạo , không ai dám bảo đảm rằng những kỷ luật quân đội hoàn toàn ràng buộc được người lính , nhưng bất cứ người lính nào của VNCH cũng được huấn luyện về những nguyên tắc bắt buộc của chiến tranh , đó là không được đối xử tàn bạo với tù binh .
Bảo Ninh miêu tả quá trình xử tử 4 người lính thám báo rất là CƯỜNG ĐIỆU . Trong cái nhìn của Bảo Ninh , mấy người thám báo từ ngôn ngữ cho tới bộ điệu y hệt như thảo khấu ; mới đó còn khinh cuồng , ba hoa về việc hãm giết 3 chị nuôi , thế mà thoáng chốc đã hèn mọn , khóc lóc xin tha . Và thái độ của Kiên cũng đầy kịch tính , chả có chút gì hiện thực của chiến tranh .
Và ở một đoạn khác , mời các bạn " thưởng thức " màn đấu súng rất nóng bỏng , y hệt như một đoạn phim của Western Movies ở Mỹ :
" Anh đón đợi cái chết, nhưng ngay cả nó, cái chết cũng tầm thường và vô vị. Kiên thản nhiên nhìn nhận nó với đôi chút ưu sầu, và đôi khi với cả niềm mỉa mai, kỳ cục như thế đấy. Tuần trước, khi đụng độ với bọn thám báo ở bên kia núi, Kiên đã thực sự vờn mặt tử thần. Trong khi tất cả ta và địch đang nhanh chóng tản khai, nhào núp vào sau các thân cây và bắn loạn xạ thì Kiên cứ lừng lững tiến thẳng lên. Khẩu AK của tên địch núp sau gốc cây trước mặt dồn dập nã. Kiên chẳng buồn khom người xuống, thong thả đi tới, vẻ khinh thị đầy uể oải. Tên ngụy hấp tấp bắn. Hắn cuống. Đạn nổ inh tai. Song cả ba chục viên đạn quạt căng rát kỳ thay không một viên gãi vào Kiên. Anh không bắn trả, chỉ còn cách con mồi vài bước nữa, vẫn không bắn. Tuồng như anh muốn ban cho tên ngụy cơ hội để sống còn: kịp thay băng, ngắm kỹ mà bắn gục anh. Nhưng chính sự chán chường táo tợn của Kiên đã làm xiêu lạc hồn phách hắn. Run bần bật, hắn đánh rớt khẩu tiểu liên. "
Thưa các bạn,
Thám báo là một đơn vị gồm những người lính bản lĩnh và can đảm , công tác của họ chính là len lỏi vào những vùng hoạt động của địch để thu lượm tin tức , và báo cáo những tin tức quan trọng về vị trí cũng như ý định của quân đich cho bộ phận chủ quản . Họ không chú trọng vào việc tác chiến , ngoại trừ trường hợp tao ngộ chiến . Vậy mà Bảo Ninh tả mấy người lính thám báo đi bắt ba chị nuôi , hãm giết , rồi để lại dấu tích đầy ra đó cho đơn vị của Kiên theo dõi và tiêu diệt . Ở đoạn văn trên , Kiên hành động như một thiên thần , lừng lững đi tới trước họng súng của thám báo , và " tên thám báo run bần bật , đánh rớt khẩu tiểu liên "
Đọc đoạn này , nói thật tôi rất là mắc cười . Đồng ý , tiểu thuyết là phải hư cấu , nhưng muốn thuyết phục độc giả thì nhà văn phải chịu khó tìm hiểu dữ kiện , chứ không thể viết cường điệu , giả tạo, đầy kịch tính như thế .
Còn đoạn văn Bảo Ninh cho nhân vật Kiên tả lại lần tấn công vào trụ sở cảnh sát của VNCH tại Ban Mê Thuộc :
" .....Cô ta cầm súng bằng cả hai bàn tay, đứng khom khom chĩa nòng vào thẳng mặt Kiên. Khoảng cách mười thước, khoảng cách chắc chắn Kiên phải chết. Cô ta bóp cò. Họng súng chiếu tướng Kiên rồi không ngờ lại nín thinh. Kiên bắn. Nhưng điều kinh khủng là anh đã tiến tới gần rồi mới bắn. Mặt đối mặt. Bắn trả thù. Và kinh khủng hơn thế là khi bị cả chừng nửa băng đạn xô vật ra, cô ta vẫn còn thúc cùi tay xuống sàn và ngóc đầu lên, như toan ngồi dậy, Kiên bắn bồi luôn, không phải một phát mà là trọn nửa băng nữa. "
Hehe Bảo Ninh làm cho tôi nhớ lại câu chuyện chị cộng cái tên Năm nào đó , một anh hùng diệt Mỹ . Cô cảnh sát VNCH bị nửa băng đạn xô vật ra , vậy mà cô ta còn " thúc cùi tay xuống sàn và ngóc đầu lên " , rất giống chị Năm kia bị lính Mỹ bắn cho một băng đạn vào ngực, tay bị gãy , thế mà chị Năm cầm bốn cây súng , hạ xong một tiểu đội lính Mỹ , rồi cố lếch về đơn vị ??
Một tác phẩm nhiều sơ sót , thiếu nghiên cứu dữ kiện như NBCT , vậy mà mấy ông Nguyên Ngọc bỏ bao công sức để bốc lên mây , thật là tầm phào !
Trong bài viết của ông Nguyên Ngọc , có một chi tiết khá thú vị. Tướng Đặng Vũ Hiệp , từng là chính ủy của Tây Nguyên , có lần tới thăm Hội Nhà Văn , và gặp Bảo Ninh . Tướng Hiệp nói với Bảo Ninh rằng ông ta biết gốc gác trong quân đội của Bảo ninh , và ông nghĩ rằng Bảo Ninh đã viết không thật về chiến tranh . Bảo Ninh đã trả lời rằng " Vâng , em viết không đúng sự thật của anh , sự thật của người chỉ huy bao quát cả chiến trường Tây Nguyên . Em viết sự thật của em , thằng binh nhì ở đáy tận cùng của chiến trận , một sự thật khác ạ . "
Câu trả lời của Bảo Ninh , theo ông Nguyên Ngọc , là cuộc đối thoại tuyệt hay .
Tôi từng đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh trước đây . Hôm nay nhân đọc mấy bài viết của ông Nguyên Ngọc , tôi lục lại NBCT để đọc một lần nữa . Tôi chỉ có một kết luận , toàn là BỐ LÁO !
Huỳnh Hậu .
Góp ý này không viết về tác giả nỗi buồn chiến tranh , mà viết về người post bài .
Trả lờiXóaThú thật tôi phải phục ông sát đất , đã can đảm đọc những bài viết theo toa bác sĩ . Hết bảo ninh rồi nguyên ngọc ... toàn bọn bồi bút có bề dày cắt mạng .
Tuy nhiên dòng cuối ông mới phán :"Tôi chỉ có một kết luận , toàn là BỐ LÁO !"
Ối giời ơi ! Bỏ thì giờ đọc truyện của hai nhà văn nhớn XHCN , kể ra ông đã can đảm cố gắng hết sức để xực hết đại tác phẩm của văn nô , phục ông sát đất .
Nếu chó biết nói , biết nghe tiếng người , nó sẽ nói với ông đừng động tới đồng loại chúng . Nội đọc trích đoạn của bảo ninh ...tôi phải cố gắng hết sức không nôn ọe . Thế mà được tâng bốc tới giời , được dịch trăm thứ tiếng !!!
Văn bảo ninh chưa đáng xách dép cho Phan nhật Nam . Bồi bút viết theo lệnh mà đòi viết hay viết đúng ! Cứ nhìn vào thi ca thì rõ hơn ban ngày . 46 năm có thơ nào ra hồn ? 46 năm có bài hát nào thay cho nhạc VNCH ?
Chúng đưa cả nước xuống hố , văn học , ca nhạc , đạo đức , kinh tế ....đang trên đà băng hoại tột đỉnh ; thế nên chúng ca tụng bảo ninh là phải , đúng thôi .
Thời chiến thì trường sơn đông trường sơn tây , đôi mắt hình viên đạn , thúc dân vào chỗ chết thay con cháu chúng ;thời bình thì thay tông , đổi chiều , chán chê chiến tranh, make love not war .... dù mất biển mất đảo !!!