TỪ NORMADY NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG Có thể nói chiến dịch đổ bộ của quân đồng minh lên bờ biển Normandy của pháp, do tướng Mỹ Dwight Eisenhower là...
TỪ NORMADY NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG
Có thể nói chiến dịch đổ bộ của quân đồng minh lên bờ biển Normandy của pháp, do tướng Mỹ Dwight Eisenhower làm tổng chỉ huy liên quân, người phát thảo kế hoạch và trực tiếp chỉ huy thực hiện kế hoạch đó vào ngày D-Day mùng 6/3 năm 1944, một chiến dịch đổ bộ từ biển vào đất liền đại quy mô chưa từng có từ trước đó và cả đến hôm nay.
Tầm mức quan trọng và đại quy mô của chiến dịch khiến tướng Eisenhower phải viết sẵn đơn từ chức nếu cuộc đổ bộ thất bại, cho thấy ông đã đặt cược cuộc đời binh nghiệp của mình cho chiến dịch này. Chiến dịch được phát thảo, cân nhắc, nắn nót và giữ tuyệt mật từ trước đó cả năm. Tuy tạo được tính bất ngờ nhưng không dễ chiếm ưu thế trước phát xít đức vì Đức đã xây dựng Bức Tường Đại Tây Dương kiên cố phòng thủ bờ biển, luôn cảnh giác...
Mỹ, Anh và Canada là ba trong 5 nước thuộc nhóm ngũ nhãn hiện nay, đã cùng nhau thực hiện chiến dịch đổ bộ Normandy thời điểm đó. Trong ba ngày đầu tiên của chiến dịch, liên quân đã huy động 38 sư đoàn, 747 tàu được bảo vệ bởi 347 tàu quét mìn, 20 ngàn xe quân sự và tàu đổ bộ. Với số lượng binh sĩ và khí tài tham gia lớn đến vậy, chỉ đứng đếm số lượng thôi cũng muốn xỉu huống hồ...
Ngày đầu tiên tổng số quân tham gia leo bờ là 156.000, lực lượng lính dù nhảy xuống trước vài giờ dọn dẹp dưới sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ từ các chiến đấu cơ và chiến hạm trước khi 6000 tàu và tàu đổ bộ đưa quân đổ bộ 5 địa điểm dọc bờ biển Normandy. Dù gặp bão tố bất thuận, tướng Eisenhower phải dời ngày D thêm 24 giờ, song khi đổ bộ thời tiết vẫn không thật tốt.
Trong ngày D, tức 24 giờ đầu tiên, số binh sĩ đồng minh thiệt mạng 4000, bị thương 8000, con số thương vong kinh hoàng. Sau khi hoàn thành việc đổ bộ, lực lượng Anh, Mỹ và Canada có thêm sự hợp lực của lực lượng kháng chiến Pháp và một số nước Châu Âu, song vẫn tiến quân rất chậm vì bị hệ thống phòng thủ Bức Tường Đại Tây Dương của Đức đánh trả dũng mãnh.
Gần 3 tháng, tức cuối tháng 8, quân đồng minh mới vượt được sông Seine giải phóng nước Pháp, khi ấy tổng số tử vong đã là 10% trong 2 triệu quân tham chiến, một con số thiệt hại khủng khiếp.
Câu chuyện đổ bộ Normandy siêu hạng của Anh, Mỹ và Canada do tướng Mỹ Eisenhower trực tiếp chỉ huy mọi người đều biết rõ, đều cần suy ngẫm là chuyện đãi bôi của nhân tình thế thái, và sự nguy hiểm của chế độ phát xít, đặc biệt là phát xít mới.
• Nhớ lại khi tổng thống Mỹ Donald Trump đòi các nước EU đóng thêm kinh phí cho NATO vì cho rằng quân Mỹ là lực lượng chủ lực của NATO có nhiệm vụ bảo vệ Châu Âu nên Châu Âu không thể để một mình Mỹ gánh chịu phần lớn kinh phí. Vì điều này mà các nước Châu Âu mặt nặng mày nhẹ với Mỹ, tổng thống Pháp Macron mạnh miệng nhất, ngấm ngầm đối nghịch với Mỹ, đòi thành lập quân đội riêng Châu Âu.
Vài ngày sau những phát biểu hằn học ấy, Macron lúng túng bắt tay tổng thống Trump và thủ tướng Canada Justine Trudeau đến Normandy dự lễ kỷ niệm 75 năm (6/1944 - 6/2019), ngày hàng trăm ngàn quân Mỹ và Canada dưới sự yểm trợ của hải quân và không quân Anh đã đổ bộ đẫm máu lên bờ biển Normandy giải phóng nước Pháp. Số thương vong chỉ trong ngày D là 4000 lính tử trận, 8000 lính bị thương để giành lại chủ quyền cho nước Pháp giàu mạnh đến hôm nay. Không chỉ thế, suốt 75 năm qua lính Mỹ trong màu áo NATO tiếp tục bảo vệ Pháp và Châu Âu trước mối đe dọa của Liên Xô xưa và Nga ngày nay. Tổng thống Pháp Macron sượng sùng vì hẹp hòi xem nhẹ những ân tình xưa, xem nhẹ hàng chục ngàn lính Mỹ đã chết trên đất Pháp đề Pháp có ngày hôm nay, nói lời khó nghe, làm điều đãi bôi với Mỹ chỉ vì Mỹ đòi Châu Âu đóng thêm kinh phí để NATO bảo vệ cho... Pháp và Châu Âu.
Ngày hôm ấy Ông Trump đã đọc bài diễn văn trên bờ biển Normandy được giới truyền thông đánh giá là hay nhất từ trước đến nay, không biết có làm cho Macron chột dạ khi ông Trump nhắc lại trang sử hào hùng Normandy? Biết bao người Mỹ đã nằm xuống mãi mãi tại Normandy cho nước Pháp trường tồn ?
• Trong một thời gian rất ngắn từ thế chiến thứ nhất 1914-1918 đến năm 1939 là năm phát xít Đức phát động thế chiến 2, nước Đức, và sau đó là Đức quốc xã của Hitler đã phát triển hùng mạnh không tưởng. Chỉ vài thập niên mà Hitler đã dư sức đánh chiếm hầu hết Châu Âu, phải nhờ Mỹ, Canada và Liên Xô... Hợp lực đánh, phát xít Đức mới đầu hàng, một chiến thắng chẳng dễ dàng gì, cái giá phải trả quá lớn, sự thiệt hại kinh hoàng trong trận đổ bộ Normandy là một trong những ví dụ.
• Ngày nay, một mối đe dọa khác không kém phát xít Đức, vì tổ chức xã hội của nước này cực đoan như phát xít Đức, phát triển kinh tế và công kỹ nghệ nhanh như phát xít Đức, tạo được một tinh thần dân tộc cực đoan, tàn ác, hung hăng và ngạo mạng với láng giềng và các nước khác y chang phát xít Đức... Đó chính là TC (Trung Cộng). TC còn nguy hiểm hơn Đức bội phần vì lãnh thổ rộng gấp 20 lần Đức, dân số đông hơn 15 lần dân số Đức hiện nay, ranh mãnh, thủ đoạn, nhiều tiền cho vay, có quyền lực mềm gây ảnh hưởng rất lớn trên toàn thế giới.
Hiện tại, TC ngày càng lộ tính phát xít gây ra tranh chấp bạo ngược trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và Đài Loan. Khả năng TC gây chiến tranh trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và Đài Loan... Mở rộng địa chính trị để xưng bá là rất lớn.
Hiện TC đang chồm tay vào binh biến Myanmar nhằm thông đường ra vịnh Bangal vào Ấn Độ Dương, phòng khi eo biển Malacca bị Mỹ phong tỏa, cho thấy phát xít đã lộ đuôi cáo.
Nếu cộng đồng quốc tế không có thái độ rõ ràng với TC, vì lợi ích kinh tế với TC, hoặc vì những đồng tiền đút lót hậu hĩ... Mà tiếp tay hoặc bỏ qua những việc làm tàn ác, bạo ngược và hung hãn của TC, thì không sớm cũng muộn, thế giới sẽ đối mặt với Normandy thứ hai trên Biển Đông, và dĩ nhiên chỉ một mình Mỹ mới có khả năng thực hiện chiến dịch Normandy.
Nhưng ngày ấy chưa đến, giờ đây cứ bắt chước tổng thống Pháp Macron làm ăn với TC và... Ngấm ngầm chống Mỹ !!
Nguyen Khan
Không có nhận xét nào