Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ CỦA CỤ NGUYỄN HIẾN LÊ

VỀ CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ CỦA CỤ NGUYỄN HIẾN LÊ hay con đường nào cho giải pháp đọc sách các cụ Việt Nam ta thời xưa ?  Nếu các cụ Lãng Nhân Phù...

Về Con đường thiên lý của cụ Nguyễn Hiến Lê

VỀ CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ CỦA CỤ NGUYỄN HIẾN LÊ

hay con đường nào cho giải pháp đọc sách các cụ Việt Nam ta thời xưa ? 

Nếu các cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc hay Đào Trinh Nhất đã để lại đời các tác phẩm tiểu thuyết đọc rất hay nhưng hóa ra, chúng chỉ là rác rưởi khi tìm về sử, thì quyển Con đường thiên lý của cụ Nguyễn Hiến Lê nó cũng là một dạng rác rưởi lịch sử như thế, và quyển sách này, cũng như các quyển sách kia, đã và đang được rất nhiều người Việt dùng như sử liệu để chứng minh Trần Trọng Khiêm - một người Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ.

Xuyên suốt các trang sách Con đường thiên lý, cụ Nguyễn Hiến Lê đã lồng vào những tình tiết giả sử lấy từ quyển sách La ruée vers l'or nào đó, để đưa ra những câu hỏi mà cụ tự đặt ra và tìm tòi để chứng minh rằng là cụ Lê Kim nào đó và những sử kiện liên quan đến nhơn vật Lê Kim này là có thật. Và cũng như hầu hết các "nghiên cứu" của những cụ tri thức người Việt thế kỷ 20, những nguồn bài viết hay tư liệu trong quyển sách Con đường thiên lý này hoàn toàn không thể tra khảo được, hoặc khi tra khảo thì lại không hề giống như cụ Nguyễn Hiến Lê đưa ra. Hay nói một cách khác, các cụ trí thức người Việt này, trong đó có cả cụ Nguyễn Hiến Lê, có thể đã tự bản thân họ ngụy tạo đủ thứ "hầm bà lằng" tư liệu về sử, để rồi lồng vào câu chuyện mà họ đưa ra, và với thứ tiểu thuyết / truyện / bút ký / giai thoại "xà bần" ấy của họ, đã dẫn dắt độc giả người Việt vào với mê hồn trận "yêu nước" của bọn họ, mà họ đớn hèn không dám nói thẳng, vì sợ bị bắt đi tù, vì sợ mất chén cơm cho vợ con, v.v. Và các tác phẩm như thế, rơi vào tay của thế giới độc giả đầy lòng yêu nước đến thế, thành ra những thứ tác phẩm được yêu thích, nhưng khi đọc lại từ những người yêu mến sử, họ lại phẫn nộ và cảm thấy thật ô nhục cho cái gọi là trí thức người Việt thế kỷ 20. Những tác phẩm như thế này chính là di sản văn hóa đáng buồn nhất mà thế hệ của chúng ta ngày nay thừa hưởng từ các cụ tri thức người Việt thời xưa,. Chúng ta thật không thể hiểu nỗi, những cụ tri thức thế kỷ 20 đi học trường Tây như thế nào, mà lại thành ra những con người viết sách bậy đến thế ?

Vài lỗi đơn giản mà bạn có thể tìm thấy trong quyển Con đường thiên lý này:

1. Tờ báo Daily Evening ở San Francisco, thật ra được bắt đầu xuất bản vào năm 1855, tức là sau khi cụ Lê Kim đã về lại Việt Nam (năm 1854). Nên làm gì có việc những năm trước năm 1854 ở San Francisco, cụ Lê Kim đã đi làm ký giả hay viết cho báo Daily Evening ? Tờ báo chưa xuất bản thì làm sao cụ Lê Kim viết báo cho tờ báo ấy được bạn nhỉ ?

2. Và nếu báo Daily Evening ở San Francisco chỉ bắt đầu xuất bản từ năm 1855, thì làm gì có việc sau này, có một cậu thanh niên Việt nào đấy du học bên Mỹ, đã tìm được các bài báo viết vào năm 1850 về những sự kiện liên quan đến cụ Lê Kim (xem Con đường thiên lý trang 206), và trao lại cho cụ Nguyễn Hiến Lê đọc ?

3. Và việc ngài Sutter bị điên và nghèo đến nỗi phải đi ăn xin, điều này nếu có, nó chỉ nằm trong quyển tiểu thuyết L'or của Blaise Cendrars viết năm 1925, chứ làm gì có thật ngoài đời ? Mà nếu ngài Sutter không bị điên và nghèo đến thế, thì làm gì có việc ngài Lê Kim nào đó cho $200 đô như bài báo Daily Evening nào đó đã đăng ?

Có thể thấy, những câu hỏi tìm về sử mà cụ Nguyễn Hiến Lê đặt ra trong Con đường thiên lý và đi tìm, chúng gần như chả có gì đáng để tin cậy cả. Nhưng cái đáng sợ nhất, là từ những điều này, cụ Nguyễn ở cuối sách, đã (ngụy) tạo ra một nhân vật, từ bỏ ham muốn nhỏ nhen đào vàng bên Mỹ, về lại Việt Nam, trở thành một "anh hùng dân tộc" tham gia vào "cuộc khởi nghĩa" của Thiên Hộ Dương, và hy sinh vì đất nước. Và chính cái kết luận này, đã đẩy nhân vật Trần Trọng Khiêm thành một nhân vật "anh hùng" trong mắt rất nhiều độc giả người Việt, và nhiều người trong họ, tin đây là sự thật. Nhưng đáng tiếc, người ta không nói cho họ, là cũng như các tác phẩm của những nhơn vật trí thức đi học trường Tây thế kỷ 20, nhân vật Trần Trọng Khiêm trong Con đường thiên lý chưa bao giờ được chứng minh rõ ràng là có thật gì cả, và những chứng cớ mà cụ Nguyễn Hiến Lê, cũng chưa ai bao giờ tự đi lục lại tư liệu trong và ngoài nước, xem đúng hay sai cả. Nhưng người ta sẵn sàng viết về nhơn vật này ngày nay, như là một sự thật lịch sử, và tung hô ông ta như một anh hùng. Và tên tuổi của nhân vật này, đã được lấy để đặt tên cho một tên đường nào đó ngày nay ở Sài Gòn, Việt Nam.

Tất cả chúng ta, chắc ai cũng đã đều có đọc các tác phẩm của những cụ trí thức xưa, từ Nguyễn Hiến Lê cho đến Đào Trinh Nhất. Nhưng có lẽ chưa ai bao giờ hỏi một câu hỏi mà đáng lẽ nên được hỏi - đó là vì sao các cụ trí thức này, vốn chắc là dân Tây học, khi viết sách cho người Việt, lại viết về sử thành ra như thế ? Chả lẽ môi trường Tây học xưa của họ không dạy họ về việc viết sách như thế rất có hại cho sử à ? Chả lẽ thầy cô Tây của họ không có cả khái niệm về dạy dỗ học trò nên cẩn trọng khi viết về sử à ? Liệu có đúng những quyển sách của họ chỉ là "mua vui chỉ được một vài trống canh" như nhiều người biện hộ thời nay không ? Nếu đúng là thế, tức là sách của họ chỉ đọc cho vui, thì câu hỏi tiếp theo là, dân Tây học thời xưa, học nhiều đến thế, họ đã học được điều gì hay, mà hóa ra thời nay tên tuổi của họ lại chỉ được biết qua những quyển sách vô bổ và độc hại với sử đến thế ? Chả lẽ các cụ đi học trường Tây hóa ra chỉ viết sách như thế này thôi sao ? Thế mà sao ba má mình, thầy cô mình, khi viết và nói về họ, lại tỏ ra đầy lòng thành kính và tôn trọng đến thế ? Có phải dân tộc tính của người Việt là như thế không ? Có phải đó cũng là lý do tại sao chúa Nguyễn Ánh dù cả chục năm ăn ở tại miền Nam, tiếp xúc với thế giới ngoài Hoa hạ, sau này khi lấy được đất nước, vẫn không thể bước qua được bóng ma nền quân chủ Hoa hạ không ? 

Nếu dân tộc tính của người Việt mình, là chưa bao giờ dám bước qua bóng ma đã ám ảnh (hoặc gây ra sự thích thú) cho ông bà họ, thì làm gì có việc có các thế hệ người Việt mới thế kỷ 21 dám gạt ông bà họ, gạt thầy cô họ qua một bên, để tìm một giải pháp khác cho văn hóa Việt Nam của riêng họ ? Ai sẽ dạy thế hệ người Việt thế kỷ 21 như thế nhỉ ? Nếu các thế hệ người Việt trước, học theo Tây, mà còn viết sách như trẻ con như thế, và các thế hệ thầy cô họ ngày nay, đi tu nghiệp bên Tây, nhưng về Việt Nam, lại quay lại bằng cách viết láo và cắt xén ngụy tạo như thế, thì người trẻ Việt có nhìn để mà nhìn lên và học hỏi từ những người trí thức như thế ? Nếu có học chăng, chắc là họ sẽ học về sự xu nịnh, về sống cùng nhau trong một cái ao làng, và tự lừa dối nhau, và lừa dối các thế hệ sau, chứ làm gì có một xã hội lành mạnh mà ai cũng muốn bước ra khỏi cái bóng ma văn hóa đầy rác rưởi mà các thế hệ người Việt trước đã để lại đâu các bạn nhỉ ?

Sáng thứ Bảy ngày 13 tháng 3 năm 2021
Brian

Không có nhận xét nào