Về đọc lịch sử của ông tiền hiền Nguyễn Tú nào đó của người Đồng Tháp mà tưởng cứ như đùa Trên mạng của ban Tuyên giáo Đồng Tháp (xem >&g...
Về đọc lịch sử của ông tiền hiền Nguyễn Tú nào đó của người Đồng Tháp mà tưởng cứ như đùa
Trên mạng của ban Tuyên giáo Đồng Tháp (xem >> https://btg.dongthap.gov.vn/web/btg/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/4012337?plidlayout=3045), viết về ông tiền hiền Nguyễn Tú của xứ Đồng Tháp nhà họ, có đoạn văn như sau
****
Ông Nguyễn Tú là người thôn Bả Canh, xã Đập Đá, phủ Hoài Nhơn, trấn Bình Định. Ông rất giỏi võ, nguyên là tùy tướng của quân Tây Sơn. Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, để tránh sự trả thù của nhà Nguyễn, ông cùng vợ vào Nam lập nghiệp. Ngoài tập hợp trai tráng truyền võ nghệ, ông kêu gọi mọi người cùng ông khẩn hoang phá rừng, cất nhà, làm ruộng, lưu dân lập 02 thôn: Mỹ Trà và An Bình. Ông được mọi người cử làm người đứng đầu khố trường Bả Canh, thay mặt nhân dân giao tiếp với quan trên.
****
Nhưng theo Đại Nam Thực Lục thì vào năm 1779, hệ thống 9 khố trường ở miền Nam của chúa Nguyễn đã bị dẹp bỏ, tức là đoạn sử liệu Đại Nam Thực Lục này
****
Kỷ hợi, năm thứ 2 [1779] ... Mùa đông, tháng 11 ... Buổi quốc sơ, đất Gia Định còn là nơi nhiều rừng rú đầm lầy, mộ dân tới ở, cho tùy tiện lập ấp vỡ hoang ..., đặt chín trường khố nạp riêng (các kho Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Giản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh) để thu thuế. Số thuế nhiều ít không đều nhau. Đến đây vạch định cương giới, bỏ chín khố trường, sai các dinh châm chước lệ cũ thuế điền thổ mà chữa lại cho cân bằng.
****
Như vậy thì theo Đại Nam Thực Lục, năm 1779, tức là lúc mà ngay cả Nguyễn Huệ còn chưa làm vua Quang Trung, thì chín khố trường ở miền Nam đã bị dẹp bỏ. Sử chép như vậy, thì làm sao có vụ sau khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, còn có khố trường Bả Canh nào đó để mà ông tiền hiền Nguyễn Tú ở Đồng Tháp "...được mọi người cử làm người đứng đầu khố trường Bả Canh" như Ban Tuyên Giáo Đồng Tháp tuyên truyền há ?
Các thầy Đồng Tháp có ý kiến gì không ? Xin lên tiếng luôn
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Trích :" Như vậy thì theo Đại Nam Thực Lục, năm 1779, tức là lúc mà ngay cả Nguyễn Huệ còn chưa làm vua Quang Trung, thì chín khố trường ở miền Nam đã bị dẹp bỏ. Sử chép như vậy, thì làm sao có vụ sau khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, còn có khố trường Bả Canh nào đó để mà ông tiền hiền Nguyễn Tú ở Đồng Tháp "...được mọi người cử làm người đứng đầu khố trường Bả Canh" như Ban Tuyên Giáo Đồng Tháp tuyên truyền há ?"
Trả lờiXóaTác giả chắc sinh sau đẻ muộn ? Nên chưa biết tiến sĩ giấy là gì !
Hà nội 36 phố phường , trong đó có phố hàng mã : chuyên chuyên nghề làm hình tượng giả cùng giấy tiền vàng bạc cho người ÂM ; người âm tức người đã chết , cứ ngày cúng giỗ hoặc Tết nhất ,người âm được bà con dòng họ đốt tặng hàng mã .... tha hồ tiêu xài hưởng thụ .
Tục này thay vì chấm dứt vì nó là hủ tục; trái lại nó vẫn sống hùng sống mạnh , vươn lên tầm cao ... cao nữa cùng đồng cô bóng cậu .
Thế nên tác giả cần thông cảm với ngành giáo dục Đồng Tháp , đặc biệt là ngành sử học . Ta đã có Lê văn Tám , Võ thị Sáu , Phan Đình Giót , Anh hùng Tô Vĩnh Diện .... nhiều nhiều lắm đếm không xuể kể không hết ...
Họ toàn là những nhân vật giả hình , được tạo ra lừa nông dân , lừa em bé lao vào chỗ chết.
Dân Việt gọi là phịa sử , sử Việt cộng , hay sử Vẹm ! Phịa sử viết bởi tiến sĩ giấy , còn gọi tiến sĩ hàng mã . Thế thôi xin tác giả đừng ưu tư , mà hay quên đi cảnh con đẻ ra bố , con đẻ ra mẹ ... chuyện thường tình ở huyện , í mà !!!!