Về "ăn ốc nói mò" có đúng là chỉ cho việc suy đoán thiếu căn cứ như người Việt nghĩ không ? #critical_thinking hay nhà trường bên ...
Về "ăn ốc nói mò" có đúng là chỉ cho việc suy đoán thiếu căn cứ như người Việt nghĩ không ?
#critical_thinking
hay nhà trường bên Việt Nam đã có bao giờ dạy học sinh về tư duy phê phán (critical thinking) chưa ?
Ví dụ theo trang Tiếng Việt giàu đẹp thì "Chúng ta thường dùng câu “ăn ốc nói mò” để chỉ việc suy đoán thiếu căn cứ, nói mà không có cơ sở" (xem >> https://www.facebook.com/TiengVietGiauDep/posts/3955599961184882).
Và cứ liệu mà trang này đưa ra là theo bộ Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức: "Ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay ... Ăn ốc thì nói chuyện đi mò ốc, ăn măng thì nói chuyện măng mọc, ăn cò thì nói chuyện cò bay… Gặp gì nói nấy, không có ý kiến chi mới lạ hay sáng kiến chi hay".
Nhưng nếu đúng là "ăn ốc thì nói chuyện đi mò ốc" như ông Lê Văn Đức đã giải thích, thì thật ra "Ăn ốc nói mò" là nguyên nhân (a cause), và "Gặp gì nói nấy, không có ý kiến chi mới lạ hay sáng kiến chi hay" lẫn "chỉ việc suy đoán thiếu căn cứ, nói mà không có cơ sở" chỉ là hai trong nhiều hiệu ứng / kết quả (effects) đến từ nguyên nhân "Ăn ốc nói mò" mà thôi. Và nguyên nhân thì chưa bao giờ là đồng nghĩa 100% với kết quả cả. Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau. Và một kết quả có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau cơ mà. Nên chúng ta không thể nào chỉ đọc có "nguyên nhân" và nghĩ rằng "nguyên nhân" như thế là đồng nghĩa 100% với kết quả như thế cả.
Ví dụ, cũng như khi bạn nói "tôi không có tiền nên tôi chưa thể xây nhà", thì "không có tiền" là nguyên nhân, và "chưa thể xây nhà" chỉ là một trong các kết quả từ việc không có tiền. Nhưng "chưa thể xây nhà" không hẳn là đồng nghĩa với "không có tiền" vì dù có tiền nhưng nếu chưa mua được đất đai thì vẫn "chưa thể xây nhà", nên nguyên nhân ở đây là chưa mua được đất đai, chứ đâu phải không có tiền đâu bạn. Như vậy bạn thấy rõ là, người ta khi đọc "không có tiền" thì họ cần phải đọc thêm câu về kết quả là gì, để mà đánh giá việc "không có tiền" là tốt hay xấu dựa vào kết quả mà họ được đọc, chứ không phải là cứ đọc "không có tiền" thì cho là xấu. Ví dụ "không có tiền nên thằng đó không đi hút xì ke được" thì chắc đâu hẳn là có ý nghĩa xấu đâu, đúng không bạn ? Nên bạn đừng cho là chỉ đọc "không có tiền", thế là bạn có thể kết luận "không có tiền" là không tốt.
Do vậy khi đọc một thành ngữ hoặc tục ngữ như "Ăn ốc nói mò", tức là nguyên nhân như "Không có tiền" bên trên, độc giả cần phải đọc thêm các đoạn văn tiếp theo để hiểu việc "Ăn ốc nói mò" sẽ dẫn đến kết quả là gì, chứ không phải đọc "Ăn ốc nói mò" rồi lại nghĩ đây là thành ngữ chỉ cho việc xấu. Ví dụ nếu có một người khuyên Brian chỉ "ăn ốc nói mò" khi bàn về sử, thì đó là một lời khuyên tốt vì người đó chỉ muốn Brian tập trung nói và đưa ra các chứng cớ rõ ràng khi bàn về sử, cũng như khi "ăn ốc thì chỉ nói việc mò ốc" vậy. Nhưng nếu ai đó chê Brian "anh chỉ giỏi ăn ốc nói mò làm hư chuyện làm ăn" thì đó lại là một lời chê, tức là chê Brian do không rõ việc làm ăn, chỉ suy đoán bậy làm hư chuyện hợp tác làm ăn, đó là câu chê bai vậy.
Và đó chính là cách mà ông Lê Văn Đức cần phải giảng kỹ và rõ về nguyên nhân (cause) và các kết quả (effects) để độc giả hiểu kỹ và rõ để mà áp dụng thành ngữ "Ăn ốc nói mò" trong cuộc sống , chứ không phải ông đem cái ý của ông rằng là "Ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay ... Ăn ốc thì nói chuyện đi mò ốc, ăn măng thì nói chuyện măng mọc, ăn cò thì nói chuyện cò bay… Gặp gì nói nấy, không có ý kiến chi mới lạ hay sáng kiến chi hay" để mà giải thích. Giải thích như thế, xem ra ông Lê Văn Đức đã làm như bao nhiêu đời người Việt đã làm, đó là họ đem cả sự giải thích nửa vời và đầy ý kiến cá nhân của họ vào tự điển, chứ bản thân họ có lẽ chưa bao giờ được học phép viết đúng và đủ và cần giải thích cặn kẽ là gì cả. Phải chăng do cách học và hành lơi là, chung chung và lười biếng như thế, nên chúng ta có rất nhiều người Việt chuyện gì cũng tự xưng là chuyên gia (ví dụ như sử học chẳng hạn), nhưng khi người ta tìm đọc những gì họ viết thì thấy hình như chuyên môn của những người này, chỉ thuộc dạng nước chảy đầu vịt, có thể nói chưa thể gọi là độc giả sử học chứ đừng nói là tác giả chuyên viết về sử học ?
Và đó cũng là điều mà trang Tiếng Việt giàu đẹp này nên làm, tức là áp dụng phương pháp giảng và giải rõ ràng (còn đúng sai là một chuyện), chứ không phải chỉ nên tiếp tục giảng theo dạng "tôi nghe như vầy" và đặt cho tên trang là Tiếng Việt giàu đẹp.
Tiếng Việt giàu và đẹp, theo mình, là khi một người hiểu rõ và kỹ cách áp dụng tiếng Việt như thế nào, đúng sai ra sao, chứ không phải là nghe hay đọc từ ông nào / bà nào hay dân gian gì đó. Có khi các ông bà ấy lẫn dân gian ấy, đều là một bọn người dốt và vô trách nhiệm từ trên xuống dưới cả. Họ dốt và vô trách nhiệm như thế, chúng ta không thể trách họ, vì xã hội của họ đã hình thành và là như thế bao nhiêu năm qua. Nhưng là những con người của thế kỷ 21, của cách mạng 4.0, liệu việc chúng ta không thể bước ra khỏi cái ao làng kiến thức vô tư duy phản biện và đầy lạc hậu ấy, có là sự đáng buồn cho cái gọi là tinh hoa văn hóa Việt Nam gì đó không ?
Và đã có bao giờ những thầy cô giáo dạy học trò và các bậc cha mẹ dạy con cái, khi dạy chúng về tiếng Việt, đã dạy cho chúng về tư duy phản biện hay phê phán chưa ? Có bao giờ họ nghĩ, khi họ chỉ dạy là tiếng Việt giàu và đẹp như những con vẹt như thế, nhưng lại không dạy cho bọn trẻ khả năng tư duy phản biện, thì họ chính là nguyên nhân mà bọn trẻ Việt sau này sẽ căm hận cho sự giảng dạy ngu xuẩn và độc đoán như thế, nên quay lại dùng đại bác mà bắn vào văn hóa Việt Nam không ? Vì có ai mà muốn đi học từ những cái dốt, những điều hư, và lạc hậu, nhưng lại được tôn xưng là "văn hóa" nước nhà và bị ép phải công nhận là "văn hóa" đâu bạn ? Văn hóa mà giáo điều, văn hóa mà đầy ý kiến cá nhân vô căn cứ như thế, đó chỉ là một di sản tồi từ bao thế hệ của những con người chưa bao giờ bước ra khỏi cái ao làng cả.
Mời bạn đọc
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào