BƯỚC NGOẶT CUỘC CHIẾN VIỆT NAM Tôi không định viết về 30/4 vì trên mạng đã quá nhiều rồi nhưng sáng nay đọc được stt liên quan đến những bí ...
BƯỚC NGOẶT CUỘC CHIẾN VIỆT NAM
Tôi không định viết về 30/4 vì trên mạng đã quá nhiều rồi nhưng sáng nay đọc được stt liên quan đến những bí mật trợ giúp của LX, TQ và cả Bắc Hàn cho miền Bắc trong thời chiến, từ vũ khí cho đến binh lính mọi thứ đều lén lút, tự nhiên lại thấy… ‘ngứa tay’ !
Thật ra chuyện này đã được nhiều báo đề cập mặc dù chưa bao giờ miền Bắc chính thức thừa nhận.
Trong khi ấy, sự hiện hiện của khoảng nửa triệu lính Mỹ và các đồng minh ở miền Nam như Úc, Thái Lan, Nam Hàn, Philipinnes, New Zealand v.v… thì lại luôn rất công khai, nhất là đ/v Mỹ. Thậm chí từng viên đạn AR15 đem qua chiến trường VN đều phải được quốc hội Mỹ ‘đong đếm’ thông qua bằng tiền nên chẳng thể giấu diếm bất cứ điều gì.
Chính sự khác biệt này đã giúp cho miền Bắc có lợi thế chính danh hơn trên trường quốc tế và họ đã khai thác tối đa ‘yếu huyệt’ này của miền Nam với những khẩu hiệu như chính quyền VNCH là “tay sai cho đế quốc Mỹ, là Ngụy quân ngụy quyền…” và cũng chính từ đây mới có lý do “đi giải phóng miền Nam” (chứ không phải là theo nghĩa ‘khố rách áo ôm đi giải phóng nhà giàu’ như nhiều người nghĩ)
Những sự thật lịch sử này không ai có thể phủ nhận và tôi cũng chẳng có ý ‘phản động’ nào ở đây, đơn giản chỉ là công dân có hiểu rõ lịch sử mình thì đất nước mới tiến bộ được.
Về chuyện Mỹ đem vào tham chiến ở miền Nam, như chúng ta đã biết bắt đầu từ sau vụ Vịnh Bắc Bộ tháng 8/1964 Mỹ dựng chuyện tàu USS Maddox bị tấn công lấy đó làm cớ. Tuy nhiên, đây chỉ là nước cờ tiếp theo của họ sau khi đã lật đổ cố TTg Ngô Đình Diệm (11/63) người đã phản đối sự hiện diện của lính Mỹ trên lãnh thổ miền Nam vì cho rằng sẽ làm mất tính chính danh của VNCH (và chuyện dã đúng như vậy như nói trên).
Hồi năm 2013, Pierre Asselin một luật sư và chính khách Mỹ trong bài “Tướng Giáp - người phản đối chiến tranh” đăng trên BBC cũng có đoạn nói về chuyện này : Bất đồng trong giới lãnh đạo Hà Nội về việc tiến hành vũ lực ở miền Nam đã “lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 1963 nhưng chỉ sau khi Tổng thống miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm bị lật đổ họ mới đánh giá đây là thời điểm tốt hơn bao giờ hết để Nam tiến mạnh mẽ…”
Do vậy, có thể nói bước ngoặt cuộc chiến VN bắt đầu từ biến cố 2/11/1963 ông Diệm bị lật đổ!
Nhưng nìn chung miền Bắc chiến thắng là logic!
Mỹ giàu bom đạn nhưng cuộc chiến này không chỉ được quyết định bởi nó. Sức ‘tàn phá’ của yếu tố chính trị cũng rất lớn và mặt này Mỹ vì là nước dân chủ mọi thứ phải công khai minh bạch khiến họ trở lại nến thất thế, đặc biệt là khi phải đối mặt với dư luận trong nước.
Cuối cùng, đây còn là cuộc ‘so găng’ về ý chí của lãnh đạo chủ nhà hai miền Bắc Nam, nhưng nhìn lại sau hiệp định Geneve trong khi miền Nam giai đoạn 1955-1975 đảo chính thanh lý xảy ra liên tục (hình như là 7 lần?) mà lật đổ ông Diệm là biến cố lớn nhất, thì ngược lại ngoài Bắc dù đói khổ khó khăn thế nào cả xã hội họ vẫn quyết tâm cao độ, giới lãnh đạo chẳng những đoàn kết (ít ra cũng là bề ngoài) họ còn biết cách ‘thần thánh hóa’ cuộc chiến khiến người dân ai cũng nghĩ XHCN là đúng đắn và cao đẹp (cho dù sau đó đã ‘tan hoang’!)
Họ chiến thắng còn vì đúng như câu nói của Frank Tyger “Để thắng cuộc, bạn cần cả kỹ năng và ý chí” (When it comes to winning, you need the skill and the will”
Hoàng Hữu Nam
Không có nhận xét nào