CÓ LẺ ĐÃ ĐẾN LÚC MỸ VÀ CHÂU ÂU THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC "TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ" ĐỐI VỚI MYANMAR BẰNG CÁCH CUNG CẤP VŨ KHÍ VÀ HUẤN LUYỆ...
CÓ LẺ ĐÃ ĐẾN LÚC MỸ VÀ CHÂU ÂU THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC "TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ" ĐỐI VỚI MYANMAR BẰNG CÁCH CUNG CẤP VŨ KHÍ VÀ HUẤN LUYỆN VŨ TRANG CHO PHONG TRÀO DÂN CHỦ NƯỚC NÀY ĐỨNG LÊN TỰ VỆ.
Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho rằng ngày 27-3 có 107 người Myanmar thiệt mạng.Phản ứng trước các diễn biến trong ngày 27-3, ngày đẫm máu nhất từ khi xảy ra phong trào biểu tình chống đảo chính, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã lên án mạnh mẽ quân đội Myanmar.
"Leo thang bạo lực, với hơn 100 cái chết của thường dân do quân đội Myanmar gây ra vào Ngày các lực lượng vũ trang (27-3) của nước này, là không thể chấp nhận được" .
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28-3 chỉ trích các hành động nhắm vào người biểu tình ở Myanmar là "hoàn toàn vô nhân đạo". "Thật khủng khiếp!" - ông Biden nói với báo giới từ bang Delaware, Mỹ.
Nhưng những ngôn từ mạnh mẽ từ lãnh đạo EU và Mỹ dường như không phải là điều báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền Myanmar Tom Andrews mong muốn.
"Quân đội Myanmar đã kỷ niệm Ngày các lực lượng vũ trang bằng cách giết hàng loạt người mà đáng lẽ họ phải bảo vệ" - ông Andrews tỏ ra bức xúc. Ông nhấn mạnh trong cảnh người dân Myanmar đang đổ máu, những chỉ trích và lên án của quốc tế đã trở nên sáo rỗng và vô nghĩa.
"Người dân Myanmar cần sự hỗ trợ của thế giới. Lời nói thôi là chưa đủ. Cần những hành động phối hợp và mạnh mẽ", trang tin UN News của Liên Hiệp Quốc trích lời ông Andrews nói.
Có lẽ ông Andrews ám chỉ đến nguyên tắc "Trách nhiệm bảo vệ" (Responsibility to Protect - R2P) của cộng đồng quốc tế được nêu trong hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2005 của Liên Hiệp Quốc, trong đó kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ hoặc can thiệp nếu một quốc gia thành viên nào đó không bảo vệ được người dân.
“Trách nhiệm bảo vệ” (Responsibility to Protect – R2P) là một chuẩn tắc hay tập hợp các nguyên tắc cho rằng chủ quyền quốc gia không phải là một đặc quyền bất khả xâm phạm mà là một trách nhiệm, đặc biệt là trong việc bảo vệ người dân của quốc gia đó khỏi các thảm họa nhân đạo và các tội ác chống lại loài người. Trong trường hợp một quốc gia không thể đảm đương các trách nhiệm này, cộng đồng quốc tế có thể nghĩa vụ hỗ trợ hoặc can thiệp để giúp bảo vệ người dân khỏi các nguy cơ trên.
Về cơ bản, quy chuẩn này cho rằng khi một quốc gia không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự. Quy chuẩn này vì vậy đã thách thức nguyên tắc chủ quyền quốc gia lâu nay, coi chủ quyền quốc gia là một "trách nhiệm" chứ không phải là một đặc quyền bất khả xâm phạm. Những vi phạm nhân quyền mà cộng đồng quốc tế phải có bổn phận can thiệp đó là nạn Diệt chủng, tội ác chiến tranh, Tội ác chống lại loài người và Thanh trừng sắc tộc.
Thảm họa diệt chủng ở Rwanda năm 1994 khiến hơn 800.000 người chết một phần bắt nguồn từ sự chậm trễ và thất bại của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế trong phản ứng đối với thảm họa này. Chính vì vậy, sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã nêu lên vấn đề khi nào thì cộng đồng quốc tế cần can thiệp vào một quốc gia để bảo vệ cho người dân quốc gia đó trước các thảm họa nhân đạo?
Vào tháng 12 năm 2001, ICISS đưa ra báo cáo đề xuất khái niệm “Trách nhiệm bảo vệ”. Theo đó, đề xuất về khái niệm này dựa trên ba trụ cột cơ bản:
- Thứ nhất, mỗi quốc gia tự chịu trách nhiệm cơ bản và trước tiên đối với việc bảo vệ người dân của mình trước nạn diệt chủng, các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và thanh lọc sắc tộc.
- Thứ hai, cộng đồng quốc tế có bổn phận hỗ trợ các quốc gia hoàn thành trách nhiệm này.
- Thứ ba, cộng đồng quốc tế chỉ nên sử dụng các biện pháp nhân đạo, ngoại giao cũng như các biện pháp hòa bình phù hợp nhằm bảo vệ thường dân trước các thảm họa trên. Tuy nhiên nếu một quốc gia không thể bảo vệ người dân của mình và trong thực tế là thủ phạm gây nên những tội ác đó thì cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng thực hiện những biện pháp mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực tập thể thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, để can thiệp và bảo vệ những người dân bị ảnh hưởng.
https://www.facebook.com/4all.cambodian/posts/303218114562329
Dương Hoài Linh
Trích :" Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28-3 chỉ trích các hành động nhắm vào người biểu tình ở Myanmar là "hoàn toàn vô nhân đạo". "Thật khủng khiếp!" - ông Biden nói với báo giới từ bang Delaware, Mỹ."
Trả lờiXóaXét ra quân đội Miến tàn ác còn thua xa Việt cộng , ông Biden ơi !!!
Ông nhớ không ? Khi các chiến binh Mỹ về nước khi mãn nhiệm kỳ ; đảng Dâm chủ các ông , dàn chào những người con nước Mỹ bằng cách la ó , chửi rủa họ , gán cho họ những tội lỗi không có , kêu họ là baby killers , phun nhổ nước bọt vào mặt họ ....
Trong khi họ đương đầu đấu chọi với chết chóc , gian khổ ở nửa quả địa cầu !!!
Ông Biden thẳng thừng từ chối người Việt tị nạn cộng sản vào Mỹ , một cắc , penny , cũng không viện trợ cho VNCH đồng minh của Mỹ , tiền đồn chống cộng của Mỹ 1975 !!!
Nay thì ông cho di dân lậu vào tạm trú khách sạn 5 sao tại biên giới Mỹ-Mễ , ông lo từ miếng ăn thức uống , từ chỗ ngủ , từ nhức đầu sổ mũi ... cho những nhập cư lậu !
Phải chăng ông biết họ sẽ bỏ phiếu cho ông , bỏ phiếu cho đảng Dâm chủ sau này ? Và nhất là ông không bỏ tiền túi của ông ra nuôi họ , ông bắt dân Mỹ è cổ đóng thuế nuôi các con cưng của đảng ông .
Việt Nam có câu Nhân Đức Mụ T́u Đễ !!!!