Hoãn chiến ? Tình hình Mấy hôm nay nhiều bạn và dư luận bàn về chiến tranh nay xin nói nhanh như sau: Hiện nay có các luồn ý kiến như sau ...
Hoãn chiến ?
Tình hình Mấy hôm nay nhiều bạn và dư luận bàn về chiến tranh nay xin nói nhanh như sau:
Hiện nay có các luồn ý kiến như sau
1/ chiến tại Đài Loan :
2/ tại Biển Đông :
Bởi vì các tin tức hai bên Trung - Mỹ đưa ra đều đậm đặcmùi khói nên tôi nói nhanh như sau:
- ai cũng biết chiến tranh phải đến từ hai phía là Trung hay Mỹ thì ta nhận định như sau :
1/ ta tạm gọi phe của Trung Quốc và các đồng minh của nước này như iran , Triều Tiên , Pakistan và to nhất là Nga mà ai cũng quan tâm.
Thêm vào các đồng minh tiềm tàng ( Cam Puchia, Lào )
Nhóm các nước này thì ta tạm gọi là phe độc tài.
2 ở phía đối diện mà ai cũng biết là có Mỹ và các đồng minh - kể cả đối tác như lâu nay Mỹ-Canada ( gọi là khối Châu Mỹ).
Bên cạnh các khối trên ta còn có Mỹ và Hàn,Nhật, Đài, Ấn và sau cùng là Việt Nam ( gọi là nhóm châu Á)
Tạm phân nhóm như vậy ta thấy cuộc chiến này gồm hai bên có màu sắc tương đồng giữa hai hệ giá trị và độc tài vs dân chủ.
Nghĩa là Mỹ dù có đánh Trung cũng không đánh một mình.
Từ đó ngoài hai vai chính là Trung và Mỹ ra ta có các cặp đấu như sau ( Nga -Ukraina- Thổ ,Israel-iran đó là “chưa tính các thùng thuốc súng tiềm năng (như myanmar hay bán đảo đông dương).”
Đứng sau các thùng thuốc súng trên ta thấy phản phất bóng dáng của các Đại cường là Mỹ hay Trung Quốc.
Hay là nói cách hơn là các “đại ca “này lắc đầu trước chiến tranh hay sâu xa hơn thì “quản chặt các đàn em”của mình là “êm chuyện “.
Bây giờ ta xét dần các đại ca có còn muốn chiến nữa hay không.
1/ Mỹ: đến nay là bên đấu võ mồm nhiều nhất tuy nhiên đang gặp khó khăn nội bộ như Mỹ bị khó khăn là không đủ uy tín để tổng thống biden làm tư lệnh liên quân.
Lập luận này có cơ sở nếu chúng ta nhớ lại diễn biến chiến tranh vùng vịnh thì Mỹ lập bộ tư lệnh liên quân từ rất sớm khi mà nguy cơ va chạm chưa sát sườn và làm tràn nhiều nơi như bây giờ.
hay nói đồng thời thì phía bên kia là Tập với những khó khăn nội bộ nên cũng mệt mỏi thì Tập khó lòng mà đủ quyết tâm để chiến.
- trong một diễn biến khác thì ta hay nhìn những quan hệ Mỹ Nhật để nhận diện chiến tranh.
Mỹ thì có nhiều đồng minhthì đồng minh lo ngại và quan sát Mỹ nhiều nhất là Nhật.
Vừa qua thủ tướng Nhật đi Mỹ là một chỉ dấu quan trọng mà tôi cho là đi để “thăm dò tin tức về chiến tranh “.
Mà ở đây tôi cho là sau khi phía Nhật tuyên bố “sẽ sát cánh cùng Mỹ chống Trung “là một tuyên bố kiểu lửng lơ nó không nói rõ một cái gì cả.
Nghĩa là nếu có Chiến ( khi Tập muốn ) thì Nhật làm yên tâm.
Đồng thời cho thấy là Nhật để ngỏ khả năng và tạo đà cho Mỹ dẫn dắt liên quân về sau nghĩa là (nếu Tập muốn )thì các nước cứ nghe Mỹ.
Từ các góc nhìn trên ta thấy có việc các bên đại cường đều hô hào một cách thái quá. Có vẻ như họ muốn bán vũ khí chứ chưa có bên nào thật muốn đánh nhau hay cho tung tun theo các nhu cầu chiến thuật để tranh thủ cho mục đích nào đó.
Thôi thì cách tốt nhất đi vào cuộc chiến là chuẩn bị tốt nhất cho cuộc chiến.
Kết luận:
thôi thì dù sao đại đế hai bên đều không thật sự quyết tâm chiến mà giương vây mãi cũng mệt.
Nên thôi giờ để binh sĩ nghỉ ngơi nên tháng 5 là thời điểm tốt nhất để các bên rút binh.
Vấn đề Trung -Mỹ chỉ là khác nhau về góc nhìn và giá trị mà để đẩy nhân loại vào nguy cơ thế chiến ( Không loại trừ hạt nhân) bây giờ Trump đã về làm người tử tế thì thôi Tập cũng nên về để tạo cơ hội chờ đối thoại dần với nhau về góc nhìn để các bên thay đổi.
Cao bồi Mỹ có quan điểm khi đạn chưa ra khỏi nòng thì còn đàm phán dần được,còn phong kiến Trung Hoa có câu tương đương “gươm còn trong vỏ” .
Tới đây ta sẽ thấy Tập hay Đảng CSQ đưa ra những luận điểm tuyên truyền có vẻ “trung dung chi đạo” hơn.
Vậy nên dân gian có thơ rằng :
“Ngoảnh đầu lại nhân tình thế thái
Được mất bại thành vẫn hoá hư không “
Quang Hữu Minh
Không có nhận xét nào